Truyền thông Nhật Bản đưa đậm phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 04 đến ngày 08-6 theo lời mời của Chính phủ Nhật Bản.
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ngày 05-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu mở đầu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 và dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, truyền thông Nhật Bản trong các ngày 05 và 06-6 đã đưa tin đậm nét về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sự kiện, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề toàn cầu hóa.
Tờ Sankei tối 05-6 nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tổ chức, đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng: “Cho dù Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam vẫn mong muốn hợp tác với Nhật Bản để đi đến đích”.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo Kuniharu Nakamura về quan điểm của Việt Nam đối với TPP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng: “Việc Mỹ rút khỏi TPP là điều mà Việt Nam không mong đợi, song cho dù không có Mỹ tham gia, Việt Nam vẫn muốn các cân nhắc việc xúc tiến thỏa thuận này”.
Thủ tướng Việt Nam cũng đề cập đến khả năng thay đổi phương hướng trong tương lai và kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Với tiêu đề “Thủ tướng Việt Nam: Toàn cầu hóa - xu thế không thể tránh”, báo Nikkei cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ quan điểm không tán thành việc chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện tại một số nước.
Liên quan đến an ninh và ổn định của châu Á, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: “Việc các quốc gia hành động có trách nhiệm, dựa trên quy định của luật pháp là điều cần thiết”.
Ngoài ra, báo Nikkei còn dẫn nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Tự do thương mại - con đường chủ đạo của châu Á” làm tiêu đề cho bài viết khác đề cập đến phát biểu của các lãnh đạo hàng đầu khu vực và thế giới tại Hội nghị Tương lai châu Á.
Theo báo này, tại hội nghị, Thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh “toàn cầu hóa là xu thế tất yếu,” phản đối chủ nghĩa bảo hộ, khẳng định tầm quan trọng của việc châu Á tiếp tục theo đuổi tự do thương mại.
Thủ tướng nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa “không đơn thuần là một tiến trình kinh tế mà còn phản ánh mong muốn của nhân loại để tiến xa hơn, đạt đến thịnh vượng và hóa giải các thách thức”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên các vấn đề mà châu Á đang đối mặt gồm khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mâu thuẫn tôn giáo, các vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng cho rằng, các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa ngày một nhiều của Triều Tiên đe dọa gây tổn hại an toàn của châu Á và điều này sẽ ảnh hưởng đến xấu đến kinh tế và thương mại khu vực.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ quan ngại trước những động thái của Trung Quốc mở rộng hoạt động xây dựng các cơ sở quân sự trên Biển Đông, coi đây là hành động đe dọa an toàn và tự do hàng hải, tự do hàng không.
Trong khi đó, tờ Nikkei Asian Review đã đăng bài phỏng vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Với tiêu đề “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đang cân nhắc các lựa chọn cho đàm phán TPP”, bài báo cho biết Việt Nam đang cân nhắc lĩnh vực nào trong TPP cần đàm phán lại sau khi Mỹ rút khỏi văn kiện này.
Bên lề Hội nghị Tương lai châu Á, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đã chỉ thị Bộ trưởng Công thương thảo luận với các nước thành viên TPP về các lựa chọn để tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này với mục tiêu là tìm ra con đường để cân bằng và điều hòa lợi ích giữa các nước thành viên.
Liên quan vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến “trách nhiệm chung của mỗi nước duy trì hòa bình tại khu vực này”, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực “theo đuổi hòa bình và hữu nghị”, “tự do hàng hải” và “quy định của luật pháp”./.
Đổi mới tổ chức, quản lý hệ thống các đơn vị sự nghiệp y tế công lập  (06/06/2017)
Về vấn đề kiểm tra, giám sát người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước  (06/06/2017)
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn làm Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh  (05/06/2017)
Ủng hộ mạnh mẽ cho các hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam  (05/06/2017)
Xác định mô hình hợp lý và làm rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm  (05/06/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản  (05/06/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên