Xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn
23:24, ngày 23-12-2016
Với vị trí địa chính trị, địa kinh tế chiến lược tại cực Đông Bắc Tổ quốc, có núi, có rừng, có biển và tiềm năng tài nguyên thuộc diện phong phú, dồi dào nhất nước, Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ và được kỳ vọng sẽ là một trong những đầu tàu kinh tế của đất nước trong thời gian tới.
Sau khi thị sát Khu kinh tế Vân Đồn với các hạng mục như Khu Quy hoạch Cảng Hàng không, Khu vui chơi phức hợp..., chiều 22-12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và chỉ đạo những định hướng quan trọng đưa mảnh đất giàu tiềm năng này bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tiếp theo.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh.
Tốp 6 cả nước về cải cách hành chính
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khá, nét nổi bật và cũng là điểm khác biệt kinh tế - xã hội Quảng Ninh so với các tỉnh, thành phố khác chính là ở cơ cấu kinh tế, trong đó nông nghiệp chỉ chiếm 6,8% và đang có xu hướng ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự phát triển của công nghiệp - xây dựng (52%) và nhất là dịch vụ - du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 41,2%.
Năm 2016, Quảng Ninh đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 18.000 tỷ đồng. Ở Quảng Ninh, thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm gần 50% so với quy định của Nhà nước.
Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xếp thứ 6 toàn quốc, người dân muốn lập doanh nghiệp chỉ mất 1-2 ngày, 99% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử.
Nhờ đó, năm 2016 Quảng Ninh có 1.600 doanh nghiệp được thành lập mới, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số doanh nghiệp của tỉnh lên 12.000 doanh nghiệp.
Với thế mạnh tuyệt đối của mình, Quảng Ninh còn là địa phương có lượng khách du lịch vào loại lớn nhất cả nước với 8,4 triệu lượt khách trong năm 2016.
Hiện nay, Quảng Ninh đang dồn sức cho mục tiêu đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực nền tảng cho sự phát triển của Đặc khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đề nghị Chính phủ cần trình Quốc hội ban hành một đạo luật riêng về Đặc Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn làm cơ sở triển khai đầu tư, phát triển và quản lý đối với đơn vị hành chính mới mẻ này.
Bộ Công an cũng kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch để hình thành một lực lượng đủ mạnh, đảm bảo tốt hơn nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương của Đảng và địa phương.
Các bộ, ngành cũng đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm cơ chế chính sách để Quảng Ninh chủ động biên chế bộ máy, phân cấp triệt để, tạo điều kiện để Quảng Ninh cải cách, nâng cao chỉ số cạnh tranh tăng trưởng bền vững.
Dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng cho rằng, những thành tựu toàn diện của Quảng Ninh trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh là rất đáng tự hào.
“Quảng Ninh đi đầu cả nước về một số lĩnh vực với một tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”, Thủ tướng nhận xét và ghi nhận Quảng Ninh đã xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn lực phát triển, là tỉnh đi đầu trong triển khai hợp tác công tư.
Công tác cải cách bộ máy, cải cách hành chính triển khai tốt mà điển hình là mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công được đông đảo doanh nghiệp và nhân dân đồng tình.
Quảng Ninh đã lựa chọn được mũi nhọn kinh tế để đặt trọng tâm phát triển đúng hướng, nhất là du lịch; đồng thời chuẩn bị tốt về hạ tầng cho việc hình thành Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Cho rằng, tầm nhìn của Quảng Ninh phải trở thành trung tâm kinh tế động lực của Bắc Bộ và cả nước, Trung tâm giao lưu quốc tế, một điểm đến cho nhà đầu tư, du khách, hàng hóa và những ý tưởng sáng tạo đột phá, Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này, giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
Theo Thủ tướng để đạt mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải xây dựng niềm tin để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, tỉnh phải có chiến lược tổng thể, nhất quán, có tầm nhìn xa, có chiều sâu về quy hoạch phát triển nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế không bị mâu thuẫn và xung đột, tạo động lực phát triển kinh tế năng động và bền vững.
“Mô hình phát triển của Quảng Ninh lựa chọn phải thu hút được nhân tài trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình đó phải cởi mở ở mức cao nhất và thuận lợi nhất, nhất là với đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Khẳng định lại 3 yếu tố đảm bảo cho thành công của một địa phương gồm doanh nghiệp tốt, thu hút người giỏi và người giàu, Thủ tướng phân tích động lực tăng trưởng của Quảng Ninh phải dựa trên năng suất, ứng dụng công nghệ, tính năng động và đổi mới sáng tạo.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao cả về chất lượng và số lượng là bài toán quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Đề cập đến hướng phát triển mang tính đột phá của địa phương, Thủ tướng cho rằng, nếu Quảng Ninh coi du lịch là đột phá thì cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, chuẩn bị nhân lực và làm tốt việc quảng bá hình ảnh với một hệ sinh thái du lịch phong phú.
Phải thu hút ít nhất 7 triệu khách du lịch quốc tế, gần 20 triệu khách nội địa. “Phải là cộng đồng người dân Quảng Ninh làm du lịch chứ không phải một bộ phận làm du lịch”, Thủ tướng nói.
Lưu ý Quảng Ninh không thể chỉ nghĩ đến phát triển mà không nghĩ đến bảo tồn, Thủ tướng cho rằng, bảo tồn chính là để phát triển có chiều sâu và giá trị cao hơn, đây không chỉ là vấn đề của Quảng Ninh mà là tất cả các tỉnh.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Quảng Ninh tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ; làm tốt công tác quản lý về môi trường đặc biệt là khu làng nghề, dân cư tập trung quanh khu vực Hạ Long, từng bước chuyển dịch từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh; đồng thời nỗ lực phấn đấu đứng vào vị trí tốp 5 địa phương tốt nhất về môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính của đất nước.
Đi liền với đó là tiếp tục thu hút mạnh các dự án FDI, công nghệ cao, phấn đấu đạt 25.000 doanh nghiệp vào năm 2020, tận dụng tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Quảng Ninh gia cường nền tảng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo đi đôi với làm tốt công tác an sinh xã hội và luôn đảm bảo nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Đánh giá cao việc Quảng Ninh xác định chủ đề công tác năm 2017 là: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”, Thủ tướng đề nghị tỉnh phải đưa chủ đề này vào thực tiễn với những biện pháp cụ thể, mục tiêu cụ thể; tổng kết, rút kinh nghiệm mô hình người dân đánh giá chính quyền, đánh giá người cung cấp dịch vụ.
Tại cuộc làm việc, tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị sớm cho phép thành lập Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn; chỉ đạo các bộ, ngành trình Quốc hội phê chuẩn Luật Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn trong năm 2017.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã biểu quyết thông qua vấn đề này tại phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua và thống nhất việc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, trong đó có Vân Đồn và yêu cầu tỉnh Quảng Ninh sớm hoàn thiện Đề án để trình cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất. "Phải xây dựng luật để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư" Thủ tướng nhấn mạnh.
Về thăm Quảng Ninh đúng ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn bộ binh phòng thủ đảo 242 tại huyện Vân Đồn. Đây là đơn vị thực thi nhiệm vụ quốc phòng tại địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô.
Chúc mừng cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 242 nhân dịp 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh truyền thống hào hùng, chiến đấu anh dũng, trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Biểu dương thành tích của Lữ đoàn 242 thời gian qua, đề cập đến nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc - trọng trách lớn lao của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng mong muốn cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 242 tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quốc phòng tại địa phương mà Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã giao.
Thủ tướng mong muốn tập thể chỉ huy, cán bộ, chiến sỹ Quân khu 3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh và Lữ đoàn 242 không ngừng nâng cao cảnh giác, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao, đảm bảo không để bị động, bất ngờ, làm chủ mọi tình huống. Bên cạnh đó, chú trọng công tác dân vận, nhất là đối với nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Muốn vậy, đơn vị cần đề cao việc giữ gìn kỷ luật, kỷ cương quân đội, đồng thời làm tốt nhiệm vụ hậu phương quân đội, giữ gìn và phát huy tình đoàn kết quân dân.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, tặng quà cựu chiến binh Nguyễn Văn Tý, thương binh hạng 1 và nhiễm chất độc hóa học tại Khu 6, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn./.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh.
Tốp 6 cả nước về cải cách hành chính
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng khá, nét nổi bật và cũng là điểm khác biệt kinh tế - xã hội Quảng Ninh so với các tỉnh, thành phố khác chính là ở cơ cấu kinh tế, trong đó nông nghiệp chỉ chiếm 6,8% và đang có xu hướng ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự phát triển của công nghiệp - xây dựng (52%) và nhất là dịch vụ - du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 41,2%.
Năm 2016, Quảng Ninh đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 18.000 tỷ đồng. Ở Quảng Ninh, thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm gần 50% so với quy định của Nhà nước.
Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xếp thứ 6 toàn quốc, người dân muốn lập doanh nghiệp chỉ mất 1-2 ngày, 99% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử.
Nhờ đó, năm 2016 Quảng Ninh có 1.600 doanh nghiệp được thành lập mới, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số doanh nghiệp của tỉnh lên 12.000 doanh nghiệp.
Với thế mạnh tuyệt đối của mình, Quảng Ninh còn là địa phương có lượng khách du lịch vào loại lớn nhất cả nước với 8,4 triệu lượt khách trong năm 2016.
Hiện nay, Quảng Ninh đang dồn sức cho mục tiêu đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực nền tảng cho sự phát triển của Đặc khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đề nghị Chính phủ cần trình Quốc hội ban hành một đạo luật riêng về Đặc Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn làm cơ sở triển khai đầu tư, phát triển và quản lý đối với đơn vị hành chính mới mẻ này.
Bộ Công an cũng kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch để hình thành một lực lượng đủ mạnh, đảm bảo tốt hơn nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương của Đảng và địa phương.
Các bộ, ngành cũng đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm cơ chế chính sách để Quảng Ninh chủ động biên chế bộ máy, phân cấp triệt để, tạo điều kiện để Quảng Ninh cải cách, nâng cao chỉ số cạnh tranh tăng trưởng bền vững.
Dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng cho rằng, những thành tựu toàn diện của Quảng Ninh trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh là rất đáng tự hào.
“Quảng Ninh đi đầu cả nước về một số lĩnh vực với một tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”, Thủ tướng nhận xét và ghi nhận Quảng Ninh đã xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn lực phát triển, là tỉnh đi đầu trong triển khai hợp tác công tư.
Công tác cải cách bộ máy, cải cách hành chính triển khai tốt mà điển hình là mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công được đông đảo doanh nghiệp và nhân dân đồng tình.
Quảng Ninh đã lựa chọn được mũi nhọn kinh tế để đặt trọng tâm phát triển đúng hướng, nhất là du lịch; đồng thời chuẩn bị tốt về hạ tầng cho việc hình thành Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Cho rằng, tầm nhìn của Quảng Ninh phải trở thành trung tâm kinh tế động lực của Bắc Bộ và cả nước, Trung tâm giao lưu quốc tế, một điểm đến cho nhà đầu tư, du khách, hàng hóa và những ý tưởng sáng tạo đột phá, Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này, giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
Theo Thủ tướng để đạt mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải xây dựng niềm tin để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, tỉnh phải có chiến lược tổng thể, nhất quán, có tầm nhìn xa, có chiều sâu về quy hoạch phát triển nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế không bị mâu thuẫn và xung đột, tạo động lực phát triển kinh tế năng động và bền vững.
“Mô hình phát triển của Quảng Ninh lựa chọn phải thu hút được nhân tài trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình đó phải cởi mở ở mức cao nhất và thuận lợi nhất, nhất là với đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Khẳng định lại 3 yếu tố đảm bảo cho thành công của một địa phương gồm doanh nghiệp tốt, thu hút người giỏi và người giàu, Thủ tướng phân tích động lực tăng trưởng của Quảng Ninh phải dựa trên năng suất, ứng dụng công nghệ, tính năng động và đổi mới sáng tạo.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao cả về chất lượng và số lượng là bài toán quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Đề cập đến hướng phát triển mang tính đột phá của địa phương, Thủ tướng cho rằng, nếu Quảng Ninh coi du lịch là đột phá thì cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, chuẩn bị nhân lực và làm tốt việc quảng bá hình ảnh với một hệ sinh thái du lịch phong phú.
Phải thu hút ít nhất 7 triệu khách du lịch quốc tế, gần 20 triệu khách nội địa. “Phải là cộng đồng người dân Quảng Ninh làm du lịch chứ không phải một bộ phận làm du lịch”, Thủ tướng nói.
Lưu ý Quảng Ninh không thể chỉ nghĩ đến phát triển mà không nghĩ đến bảo tồn, Thủ tướng cho rằng, bảo tồn chính là để phát triển có chiều sâu và giá trị cao hơn, đây không chỉ là vấn đề của Quảng Ninh mà là tất cả các tỉnh.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Quảng Ninh tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ; làm tốt công tác quản lý về môi trường đặc biệt là khu làng nghề, dân cư tập trung quanh khu vực Hạ Long, từng bước chuyển dịch từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh; đồng thời nỗ lực phấn đấu đứng vào vị trí tốp 5 địa phương tốt nhất về môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính của đất nước.
Đi liền với đó là tiếp tục thu hút mạnh các dự án FDI, công nghệ cao, phấn đấu đạt 25.000 doanh nghiệp vào năm 2020, tận dụng tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Quảng Ninh gia cường nền tảng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo đi đôi với làm tốt công tác an sinh xã hội và luôn đảm bảo nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Đánh giá cao việc Quảng Ninh xác định chủ đề công tác năm 2017 là: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”, Thủ tướng đề nghị tỉnh phải đưa chủ đề này vào thực tiễn với những biện pháp cụ thể, mục tiêu cụ thể; tổng kết, rút kinh nghiệm mô hình người dân đánh giá chính quyền, đánh giá người cung cấp dịch vụ.
Tại cuộc làm việc, tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị sớm cho phép thành lập Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn; chỉ đạo các bộ, ngành trình Quốc hội phê chuẩn Luật Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn trong năm 2017.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã biểu quyết thông qua vấn đề này tại phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua và thống nhất việc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, trong đó có Vân Đồn và yêu cầu tỉnh Quảng Ninh sớm hoàn thiện Đề án để trình cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất. "Phải xây dựng luật để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư" Thủ tướng nhấn mạnh.
Về thăm Quảng Ninh đúng ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn bộ binh phòng thủ đảo 242 tại huyện Vân Đồn. Đây là đơn vị thực thi nhiệm vụ quốc phòng tại địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô.
Chúc mừng cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 242 nhân dịp 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh truyền thống hào hùng, chiến đấu anh dũng, trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Biểu dương thành tích của Lữ đoàn 242 thời gian qua, đề cập đến nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc - trọng trách lớn lao của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng mong muốn cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 242 tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quốc phòng tại địa phương mà Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã giao.
Thủ tướng mong muốn tập thể chỉ huy, cán bộ, chiến sỹ Quân khu 3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh và Lữ đoàn 242 không ngừng nâng cao cảnh giác, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao, đảm bảo không để bị động, bất ngờ, làm chủ mọi tình huống. Bên cạnh đó, chú trọng công tác dân vận, nhất là đối với nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Muốn vậy, đơn vị cần đề cao việc giữ gìn kỷ luật, kỷ cương quân đội, đồng thời làm tốt nhiệm vụ hậu phương quân đội, giữ gìn và phát huy tình đoàn kết quân dân.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, tặng quà cựu chiến binh Nguyễn Văn Tý, thương binh hạng 1 và nhiễm chất độc hóa học tại Khu 6, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn./.
Thủ tướng yêu cầu "chống lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật  (23/12/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lào  (23/12/2016)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 2  (23/12/2016)
Việt - Trung tổ chức hội thảo lý luận lần thứ 12 giữa hai Đảng Cộng sản  (23/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên