Thủ tướng: Nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển của Hòa Bình
21:54, ngày 19-11-2016
Thay đổi mạnh mẽ về tư duy quản lý, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phấn đấu tự trang trải ngân sách... là những mục tiêu, kỳ vọng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình - địa phương cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô.
Buổi làm việc diễn ra sáng 19-11-2016, đúng vào dịp đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình đang tưng bừng kỷ niệm 130 năm thành lập, 25 năm tái lập tỉnh.
Hòa Bình là địa phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi so với các tỉnh Tây Bắc, tiếp giáp vùng quy hoạch Thủ đô, có lợi thế để trở thành vùng hậu cần, cung cấp hàng hóa nông sản, thực phẩm, dịch vụ cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Một tiềm năng nữa, cũng là điểm nổi bật của Hòa Bình là những địa điểm du lịch hấp dẫn như Khu Du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, Điểm du lịch quốc gia Mai Châu... cùng các di tích lịch sử, các danh lam, thắng cảnh phù hợp để phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, tín ngưỡng…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị các bộ, ngành trung ương nghiên cứu hỗ trợ tỉnh phát triển du lịch xung quanh hồ Hòa Bình. Cụ thể, tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, cho phép xây dựng tuyến bay thủy phi cơ từ Sân bay Nội Bài đến Hồ Hòa Bình, tạo sức bật cho du lịch tỉnh.
Toàn tỉnh có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, có tới trên 63% là người Mường. Xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình đạt mức khá với 31 xã hoàn thành đủ các tiêu chí nông thôn mới.
Năm 2016, tỉnh phấn đấu đạt thêm từ 8-10 xã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm sản lượng lúa, thay bằng các loại hình sản phẩm nông nghiệp kinh tế cao, nhất là cây ăn quả.
Hiện tỉnh có hơn 6.000 ha trồng cây ăn quả và đang phấn đấu đến 2020 mở rộng lên trên 11.000ha.
Nhân dân trong tỉnh cũng đang có hướng nuôi cá lồng, lợi nhuận tốt song đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn về thuốc bảo vệ thực vật.
Góp ý với tỉnh về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng bước đầu, Hòa Bình đã định dạng được phát triển kinh tế nông nghiệp với cây ăn quả, rau xanh, cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, định hướng và chính sách chưa cụ thể, rõ nét.
Theo ông Cường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn là hướng ra chủ đạo, khả thi đối với Hòa Bình, song song với đó là rà soát chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh cũng cần chú trọng phát triển kinh tế rừng cho tương xứng với tiềm năng nguồn tài nguyên rừng rộng lớn.
Mặc dù vậy, Hòa Bình vẫn là tỉnh thuộc diện khó khăn của cả nước, bao gồm cả những yếu tố tự nhiên và hạ tầng.
Là tỉnh miền núi, Hòa Bình có địa hình phức tạp, chia cắt, đất đai manh mún nên tỉnh gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp đại trà và hạ tầng. Quy mô kinh tế nhỏ, tiềm lực nội tỉnh thấp, cơ cấu kinh tế vẫn mang yếu tố truyền thống, khép kín, chưa có chuyển dịch đột phá. Nền kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các ngành nghề truyền thống, dựa vào lao động và tài nguyên.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, những hạn chế về hạ tầng đang là thách thức lớn nhất trong việc xác định hướng phát triển của địa phương. Hòa Bình là tỉnh không có đường sắt, cửa khẩu, hải cảng, hàng không. Đây là những hạn chế lớn, khó có sức bật về phát triển kinh tế xã hội. Toàn tỉnh có tới 92 xã đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, sau 40 năm tái định cư, số hộ nghèo ở vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình vẫn ở mức rất cao là 40%.
Phát biểu tại buổi làm việc, vui mừng trước sự đổi thay, lớn mạnh của một địa phương vùng Thủ đô, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Hòa Bình có một tâm thế mới, có hướng đi đột phá để phát triển trên cơ sở lợi thế cửa ngõ Hà Nội.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng chứng kiến đời sống nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao và khẳng định đây cũng chính là mục tiêu chung của các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng cũng biểu dương cố gắng của Hòa Bình trong xây dựng nông thôn mới với điều kiện là một tỉnh miền núi. Đặc biệt, tỉnh đã hình thành được một số vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những loại sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây có múi, nuôi cá lồng, trồng rau xanh, bước đầu hình thành được chuỗi sản phẩm hàng hóa phục vụ cư dân và vùng Thủ đô.
Nhấn mạnh đến tiềm năng của tỉnh về nét đặc sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là văn hóa Mường, Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần có chiến lược, với những biện pháp rõ nét hơn về phát triển đô thị, kinh tế nông nghiệp, du lịch và xây dựng nông thôn mới, đón bắt lợi thế vùng Thủ đô. Tỉnh cần rà soát lại kết quả tái cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp hơn với kinh tế thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, chú ý đến hoạt động khởi nghiệp.
Trao đổi về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng đề cập đến hướng ra của nông nghiệp hữu cơ và tái khẳng định vai trò kinh tế mũi nhọn của du lịch để tỉnh tập trung đầu tư, mở rộng.
Cho rằng tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, lên đến 24%, đang trở thành một bài toán khó đối với Đảng bộ, chính quyền Hòa Bình, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh cần tập trung giải quyết, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Thủ tướng kỳ vọng lãnh đạo tỉnh có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, phấn đấu tự trang trải ngân sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư bởi Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp phía Bắc. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, cụ thể và xuyên suốt từ lãnh đạo tỉnh đến sở, ngành, huyện xã và cán bộ cơ sở.
Cùng với đó, cần xác định hướng phát triển trọng tâm của tỉnh như là về nông nghiệp, du lịch trên tinh thần hành động quyết liệt để đổi mới, nâng cao đời sống người dân.
"Phải chuyển động cả hệ thống từ trung ương đến địa phương thì cả xã hội mới chuyển động, đổi mới," Thủ tướng nêu rõ.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Hòa Bình cải cách lại môi trường đầu tư đang ở vị trí thấp; khắc phục tình trạng quá tải về an toàn giao thông; ngăn chặn tốt hơn tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Tỉnh cũng cần làm tốt việc sử dụng tài sản công, chi tiêu ngân sách, tránh lãng phí, tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết đảm bảo thiết thực, cụ thể; tăng cường xã hội hóa nguồn lực đầu tư hạ tầng, giảm tải cho gánh nặng ngân sách./.
Hòa Bình là địa phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi so với các tỉnh Tây Bắc, tiếp giáp vùng quy hoạch Thủ đô, có lợi thế để trở thành vùng hậu cần, cung cấp hàng hóa nông sản, thực phẩm, dịch vụ cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Một tiềm năng nữa, cũng là điểm nổi bật của Hòa Bình là những địa điểm du lịch hấp dẫn như Khu Du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, Điểm du lịch quốc gia Mai Châu... cùng các di tích lịch sử, các danh lam, thắng cảnh phù hợp để phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, tín ngưỡng…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị các bộ, ngành trung ương nghiên cứu hỗ trợ tỉnh phát triển du lịch xung quanh hồ Hòa Bình. Cụ thể, tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, cho phép xây dựng tuyến bay thủy phi cơ từ Sân bay Nội Bài đến Hồ Hòa Bình, tạo sức bật cho du lịch tỉnh.
Toàn tỉnh có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, có tới trên 63% là người Mường. Xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình đạt mức khá với 31 xã hoàn thành đủ các tiêu chí nông thôn mới.
Năm 2016, tỉnh phấn đấu đạt thêm từ 8-10 xã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm sản lượng lúa, thay bằng các loại hình sản phẩm nông nghiệp kinh tế cao, nhất là cây ăn quả.
Hiện tỉnh có hơn 6.000 ha trồng cây ăn quả và đang phấn đấu đến 2020 mở rộng lên trên 11.000ha.
Nhân dân trong tỉnh cũng đang có hướng nuôi cá lồng, lợi nhuận tốt song đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn về thuốc bảo vệ thực vật.
Góp ý với tỉnh về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng bước đầu, Hòa Bình đã định dạng được phát triển kinh tế nông nghiệp với cây ăn quả, rau xanh, cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, định hướng và chính sách chưa cụ thể, rõ nét.
Theo ông Cường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn là hướng ra chủ đạo, khả thi đối với Hòa Bình, song song với đó là rà soát chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh cũng cần chú trọng phát triển kinh tế rừng cho tương xứng với tiềm năng nguồn tài nguyên rừng rộng lớn.
Mặc dù vậy, Hòa Bình vẫn là tỉnh thuộc diện khó khăn của cả nước, bao gồm cả những yếu tố tự nhiên và hạ tầng.
Là tỉnh miền núi, Hòa Bình có địa hình phức tạp, chia cắt, đất đai manh mún nên tỉnh gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp đại trà và hạ tầng. Quy mô kinh tế nhỏ, tiềm lực nội tỉnh thấp, cơ cấu kinh tế vẫn mang yếu tố truyền thống, khép kín, chưa có chuyển dịch đột phá. Nền kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các ngành nghề truyền thống, dựa vào lao động và tài nguyên.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, những hạn chế về hạ tầng đang là thách thức lớn nhất trong việc xác định hướng phát triển của địa phương. Hòa Bình là tỉnh không có đường sắt, cửa khẩu, hải cảng, hàng không. Đây là những hạn chế lớn, khó có sức bật về phát triển kinh tế xã hội. Toàn tỉnh có tới 92 xã đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, sau 40 năm tái định cư, số hộ nghèo ở vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình vẫn ở mức rất cao là 40%.
Phát biểu tại buổi làm việc, vui mừng trước sự đổi thay, lớn mạnh của một địa phương vùng Thủ đô, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Hòa Bình có một tâm thế mới, có hướng đi đột phá để phát triển trên cơ sở lợi thế cửa ngõ Hà Nội.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng chứng kiến đời sống nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao và khẳng định đây cũng chính là mục tiêu chung của các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng cũng biểu dương cố gắng của Hòa Bình trong xây dựng nông thôn mới với điều kiện là một tỉnh miền núi. Đặc biệt, tỉnh đã hình thành được một số vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những loại sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây có múi, nuôi cá lồng, trồng rau xanh, bước đầu hình thành được chuỗi sản phẩm hàng hóa phục vụ cư dân và vùng Thủ đô.
Nhấn mạnh đến tiềm năng của tỉnh về nét đặc sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là văn hóa Mường, Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần có chiến lược, với những biện pháp rõ nét hơn về phát triển đô thị, kinh tế nông nghiệp, du lịch và xây dựng nông thôn mới, đón bắt lợi thế vùng Thủ đô. Tỉnh cần rà soát lại kết quả tái cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp hơn với kinh tế thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, chú ý đến hoạt động khởi nghiệp.
Trao đổi về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng đề cập đến hướng ra của nông nghiệp hữu cơ và tái khẳng định vai trò kinh tế mũi nhọn của du lịch để tỉnh tập trung đầu tư, mở rộng.
Cho rằng tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, lên đến 24%, đang trở thành một bài toán khó đối với Đảng bộ, chính quyền Hòa Bình, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh cần tập trung giải quyết, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Thủ tướng kỳ vọng lãnh đạo tỉnh có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, phấn đấu tự trang trải ngân sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư bởi Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp phía Bắc. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, cụ thể và xuyên suốt từ lãnh đạo tỉnh đến sở, ngành, huyện xã và cán bộ cơ sở.
Cùng với đó, cần xác định hướng phát triển trọng tâm của tỉnh như là về nông nghiệp, du lịch trên tinh thần hành động quyết liệt để đổi mới, nâng cao đời sống người dân.
"Phải chuyển động cả hệ thống từ trung ương đến địa phương thì cả xã hội mới chuyển động, đổi mới," Thủ tướng nêu rõ.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Hòa Bình cải cách lại môi trường đầu tư đang ở vị trí thấp; khắc phục tình trạng quá tải về an toàn giao thông; ngăn chặn tốt hơn tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Tỉnh cũng cần làm tốt việc sử dụng tài sản công, chi tiêu ngân sách, tránh lãng phí, tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết đảm bảo thiết thực, cụ thể; tăng cường xã hội hóa nguồn lực đầu tư hạ tầng, giảm tải cho gánh nặng ngân sách./.
Sáu nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021  (19/11/2016)
Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp  (19/11/2016)
Quốc hội chính thức thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo  (19/11/2016)
Lào: Một loạt vấn đề quan trọng của đất nước được thông qua  (18/11/2016)
Chủ tịch nước sẽ thăm Italy, Vatican và Madagascar  (18/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến Peru tham dự APEC 2016  (18/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên