Thảo luận 4 phương án khai thác hải sản tại 4 tỉnh miền Trung
22:20, ngày 27-08-2016
Ngày 27-8-2016, Hội nghị "Báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản" đã diễn ra tại Thừa Thiên-Huế. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, với sự tham gia của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Tại hội nghị, căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 22-8-2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra hướng dẫn khai thác, giám sát sản phẩm hải sản, việc nuôi trồng thủy sản và nghề muối tại tại các tỉnh nói trên.
Đối với khai thác thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình 4 phương án để hội nghị thảo luận.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản Nguyễn Ngọc Oai, phương án đầu tiên là cấm ngư dân khai thác hải sản tại vùng biển từ 10 hải lý trở vào bờ kéo dài từ Vũng Áng đến hết hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế) và tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.
Phương án thứ hai là cho phép ngư dân khai thác bình thường nhưng cấm ba vùng biển như Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo, gồm các vùng biển cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh) với diện tích 300 km2, Nhật Lệ (Quảng Bình) với diện tích 330 km2, hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế) với diện tích 160 km2. Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.
Phương án thứ ba là cho phép ngư dân khai thác bình thường, tăng cường giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ; cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại 4 tỉnh miền Trung đối với các nghề: lưới, kéo, rê đáy, lăn, lồng bẫy.
Phương án thứ tư là cho phép ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh đã thảo luận và lựa chọn các phương án khác nhau, đa số nghiêng về phương án 3 và 4. Riêng Quảng Bình không chọn phương án nào.
Bên cạnh đó, các sở ngành liên quan ở 4 địa phương cũng đề xuất nên lựa chọn thêm phương án 2 và tăng cường giám sát nguồn hải sản.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu các ý kiến đóng góp của các địa phương, đồng thời cũng đưa ra phương án khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản bình thường trên biển và vùng ven biển tại 4 tỉnh.
Đối với nghề muối, các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia sản xuất muối bình thường và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo định kỳ.../.
Đối với khai thác thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình 4 phương án để hội nghị thảo luận.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản Nguyễn Ngọc Oai, phương án đầu tiên là cấm ngư dân khai thác hải sản tại vùng biển từ 10 hải lý trở vào bờ kéo dài từ Vũng Áng đến hết hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế) và tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.
Phương án thứ hai là cho phép ngư dân khai thác bình thường nhưng cấm ba vùng biển như Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo, gồm các vùng biển cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh) với diện tích 300 km2, Nhật Lệ (Quảng Bình) với diện tích 330 km2, hòn Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế) với diện tích 160 km2. Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.
Phương án thứ ba là cho phép ngư dân khai thác bình thường, tăng cường giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ; cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại 4 tỉnh miền Trung đối với các nghề: lưới, kéo, rê đáy, lăn, lồng bẫy.
Phương án thứ tư là cho phép ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh đã thảo luận và lựa chọn các phương án khác nhau, đa số nghiêng về phương án 3 và 4. Riêng Quảng Bình không chọn phương án nào.
Bên cạnh đó, các sở ngành liên quan ở 4 địa phương cũng đề xuất nên lựa chọn thêm phương án 2 và tăng cường giám sát nguồn hải sản.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu các ý kiến đóng góp của các địa phương, đồng thời cũng đưa ra phương án khôi phục hoạt động nuôi trồng thủy sản bình thường trên biển và vùng ven biển tại 4 tỉnh.
Đối với nghề muối, các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia sản xuất muối bình thường và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo định kỳ.../.
Ninh Thuận cần "chuẩn bị tốt phương án phòng chống thiên tai"  (27/08/2016)
Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa suất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện  (27/08/2016)
Kinh tế Mỹ đối diện với sự hồi phục khác thường  (27/08/2016)
Tổng Bí thư gửi gắm 10 chữ đến các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện  (27/08/2016)
Tuyên bố chung Việt Nam-Brunei Darussalam  (27/08/2016)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sau năm ngày làm việc  (26/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay