Đoàn kết các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
Chào mừng 71 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày 18-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu 29 chức sắc, chức việc đại diện cho 17 tổ chức tôn giáo Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Hiện nay, cả nước có 39 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với 28 nghìn cơ sở thờ tự, gần 25 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước). Tín đồ các tôn giáo là lực lượng đông đảo trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đã và đang tiếp tục góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phong phú của đời sống tín ngưỡng, Việt Nam được xếp thứ ba trên thế giới về mức độ đa dạng tín ngưỡng, tôn giáo...
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và đồng bào không theo tôn giáo... Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo, trong những năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được cải thiện; nhiều tín đồ, chức sắc, chức việc trở thành các gương điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận và đánh giá cao đồng bào các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, như: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin lành; “Nước vinh, đạo sáng” của đạo Cao Đài; “Vì đạo pháp, vì dân tộc” của Phật giáo Hòa Hảo...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, các tôn giáo cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, giá trị nhân văn, đạo đức tôn giáo để góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, tốt đẹp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vận động tín đồ làm tròn nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương.
Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết hòa hợp các tôn giáo cùng toàn dân hăng hái thi đua xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tăng cường vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo hòa nhập cùng cộng đồng, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Chủ tịch nước mong các tôn giáo tiếp tục phát huy đường hướng đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết chặt chẽ giữa các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, cùng nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phát triển bền vững./.
Thực hiện điều chỉnh viện phí tại 16 tỉnh  (18/08/2016)
Thường trực Ban Bí thư gặp mặt Đoàn cán bộ Đảng bộ Ngoài nước  (18/08/2016)
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ  (18/08/2016)
Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hong Kong  (18/08/2016)
Tân Đại sứ Indonesia: Quan hệ Việt Nam - Indonesia đang phát triển  (17/08/2016)
Việt Nam - Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển  (17/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển