Các nước ASEAN+3 nỗ lực nâng hợp tác lên một tầm cao mới
21:35, ngày 26-07-2016
Sáng 26-7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 17 với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lào Saleumsay Kommasith.
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Ngoại giao đến từ 10 nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá sự hợp tác của ASEAN+3 kể từ khi được thành lập từ năm 1997; đồng thời khẳng định trong thời gian qua, ASEAN+3 đã đạt những tiến triển quan trọng trên nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và an ninh lương thực.
Hội nghị hoan nghênh việc đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM); Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO); Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á (ABMI); Cơ cấu đầu tư đảm bảo tín dụng (CGIF), khẳng định các cơ cấu này đã liên tục được tăng cường giúp đảm bảo cho mạng lưới an toàn tài chính khu vực nhằm đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế khu vực.
Các bộ trưởng vui mừng nhận thấy an ninh lương thực tiếp tục được đảm bảo thông qua việc thực hiện Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp (APTERR).
Các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của Cơ chế ASEAN+3 trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực, khuyến khích các giới chức liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch Công tác 2013-2017 và các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II (EAVG II) nhằm nâng hợp tác của ASEAN+3 lên một tầm cao mới.
Các Bộ trưởng cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến của Lào về Dự thảo Tuyên bố ASEAN+3 về thúc đẩy phát triển bền vững sẽ được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 sẽ được tổ chức tại Lào vào tháng 9 tới./.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá sự hợp tác của ASEAN+3 kể từ khi được thành lập từ năm 1997; đồng thời khẳng định trong thời gian qua, ASEAN+3 đã đạt những tiến triển quan trọng trên nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và an ninh lương thực.
Hội nghị hoan nghênh việc đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM); Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO); Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á (ABMI); Cơ cấu đầu tư đảm bảo tín dụng (CGIF), khẳng định các cơ cấu này đã liên tục được tăng cường giúp đảm bảo cho mạng lưới an toàn tài chính khu vực nhằm đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế khu vực.
Các bộ trưởng vui mừng nhận thấy an ninh lương thực tiếp tục được đảm bảo thông qua việc thực hiện Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp (APTERR).
Các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của Cơ chế ASEAN+3 trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực, khuyến khích các giới chức liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch Công tác 2013-2017 và các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II (EAVG II) nhằm nâng hợp tác của ASEAN+3 lên một tầm cao mới.
Các Bộ trưởng cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến của Lào về Dự thảo Tuyên bố ASEAN+3 về thúc đẩy phát triển bền vững sẽ được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 sẽ được tổ chức tại Lào vào tháng 9 tới./.
Tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  (26/07/2016)
Đảng bộ Tạp chí Cộng sản tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (26/07/2016)
Các hội đoàn Ba Lan và IACMV ủng hộ phán quyết về Biển Đông  (26/07/2016)
Giá dầu thế giới xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua  (26/07/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến ngày 24-7-2016)  (26/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên