ECB: Brexit phủ mây đen lên triển vọng kinh tế Eurozone
22:25, ngày 23-07-2016
Theo kết quả thăm dò định kỳ hằng quý với sự tham gia của các chuyên gia dự báo do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện, cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sẽ làm triển vọng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm 2017 và 2018 thêm ảm đạm.
Dự kiến, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng trung bình 1,6% năm 2016, sau đó hạ xuống 1,4% năm 2017 và nhích lên 1,6% năm 2018. Trước đó, trong đợt thăm dò hồi tháng 4-2016, các chuyên gia dự báo ước tính kinh tế Eurozone có thể tăng trưởng 1,6% năm 2017 và 1,7% năm 2108.
Giá tiêu dùng của Eurozone dự kiến tăng trung bình 0,3% năm 2016, 1,2% năm 2017 và 1,5% năm 2018. So với cuộc thăm dò trước đó, số liệu này giảm 0,1 điểm phần trăm trong cả hai năm 2017 và 2018.
Với mục tiêu lạm phát ở mức 2%, ECB đã thực hiện một loạt biện pháp trong những năm gần đây để đưa chỉ số này của Eurozone thoát khỏi tình trạng thấp kéo dài.
Tại cuộc họp mới đây, ECB đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục, để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong khi đó, tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng 7-2016 cũng ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 trong bối cảnh tăng trưởng của hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp bù đắp cho các nước nhỏ hơn.
Cụ thể, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Markit đã giảm xuống còn 52,9 trong tháng 7-2016, từ mức 53,1 trong tháng 6/2016.
Theo các nhà phân tích, số liệu trên có thể sẽ là mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách của ECB khi đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng./.
Giá tiêu dùng của Eurozone dự kiến tăng trung bình 0,3% năm 2016, 1,2% năm 2017 và 1,5% năm 2018. So với cuộc thăm dò trước đó, số liệu này giảm 0,1 điểm phần trăm trong cả hai năm 2017 và 2018.
Với mục tiêu lạm phát ở mức 2%, ECB đã thực hiện một loạt biện pháp trong những năm gần đây để đưa chỉ số này của Eurozone thoát khỏi tình trạng thấp kéo dài.
Tại cuộc họp mới đây, ECB đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục, để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong khi đó, tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng 7-2016 cũng ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 trong bối cảnh tăng trưởng của hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp bù đắp cho các nước nhỏ hơn.
Cụ thể, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Markit đã giảm xuống còn 52,9 trong tháng 7-2016, từ mức 53,1 trong tháng 6/2016.
Theo các nhà phân tích, số liệu trên có thể sẽ là mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách của ECB khi đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng./.
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 tại Trung Quốc  (23/07/2016)
Việt Nam sẽ tham gia chủ động và có trách nhiệm vào AMM-49  (23/07/2016)
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp toàn thể lần thứ nhất  (23/07/2016)
Thủ tướng dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng  (23/07/2016)
Việt Nam có huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế sau 16 năm  (23/07/2016)
Chủ tịch Quốc hội thông tin về hoạt động của Quốc hội khóa XIV  (23/07/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên