Trình số lượng Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 20-7, các đại biểu Quốc hội khóa XIV làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII trình bày Tờ trình về số Phó Chủ tịch, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tờ trình nêu rõ: Căn cứ Điều 73 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; căn cứ Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội; Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XII số 02-NQ/TW ngày 8-7-2016 và Thông báo số 12- TB/TW ngày 11-7-2016 của Bộ Chính trị về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan Nhà nước để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV; căn cứ Điều 30 Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV là 18 người (như khóa trước), cụ thể như sau:
- Chủ tịch Quốc hội
- 4 Phó Chủ tịch Quốc hội, trong đó:
1 Phó Chủ tịch Quốc hội Thường trực giúp Chủ tịch Quốc hội lĩnh vực dân tộc, đối ngoại, văn hóa - xã hội;
1 Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội lĩnh vực kinh tế - tài chính, khoa học, môi trường;
1 Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội lĩnh vực pháp luật, tư pháp;
1 Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Quốc hội lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
- 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó:
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dân tộc;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức vụ Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngay sau khi nghe Tờ trình, các đại biểu Quốc hội họp tại Đoàn bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn; thảo luận về dự kiến số Phó Chủ tịch, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày mai 21-7, Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình./.
Khai mạc Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX  (20/07/2016)
"Tình hình đất nước đang đặt lên vai Quốc hội nhiệm vụ nặng nề"  (20/07/2016)
Kiến nghị nhiều vấn đề bức xúc ở Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV  (20/07/2016)
Văn kiện Đại hội XII của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn  (20/07/2016)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV  (20/07/2016)
Tiếp tục phát huy hiệu quả từ Chương trình kết hợp quân - dân y  (20/07/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam