Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 15
Chiều 14-7-2016, tại Cung Nhà nước, Thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 15 (AEBF) với các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 11 (ASEM 11).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Ủy Ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj đã thay mặt các thành viên ASEM tham dự và phát biểu tại lễ bế mạc của diễn đàn.
Với chủ đề “Kết nối vì tăng trưởng bao trùm,” diễn đàn có sự tham dự của khoảng 600 đại diện các tập đoàn hàng đầu ở hai châu lục.
Là lãnh đạo đầu tiên phát biểu tại lễ bế mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Diễn đàn ASEM qua hai thập kỷ trong thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Á - Âu và cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời cũng đề cao đóng góp quan trọng của doanh nghiệp đối với sự phát triển của hai châu lục trên mọi lĩnh vực và góp phần nâng cao vị thế của Á - Âu.
Thủ tướng nhấn mạnh bước vào thập niên thứ ba của diễn đàn, nhiệm vụ quan trọng của các nhà lãnh đạo Á - Âu là tranh thủ thời cơ thuận lợi và quyết tâm vượt qua thách thức để thúc đẩy tiến trình hợp tác, hội nhập Á - Âu diễn ra một cách thực tế hơn, hiệu quả hơn và nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, người dân hai châu lục vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung.
Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp - động lực phát triển của các nền kinh tế Á - Âu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với sự sáng tạo và linh hoạt trong đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân, song dễ bị tổn thương bởi các biến động chính trị, kinh tế, xã hội.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị các nhà lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập và tạo cơ hội để các doanh nghiệp này tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần đi đầu trong các cơ chế hợp tác thương mại và đầu tư bền vững trong ASEM để ứng phó với các thách thức như nghèo đói do thương mại không công bằng và khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu và thiên tai, xâm nhập mặn…, bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia thành viên.
Cuối cùng, với mức độ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các thành viên Á - Âu, Thủ tướng đề nghị tiếp tục hỗ trợ phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác và các thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia trong khu vực và liên khu vực Á - Âu như Cộng đồng ASEAN 2015, Hiệp định hợp tác toàn diện khu vực RCEP, hợp tác EU - ASEAN, Ấn Độ - ASEAN…
Thủ tướng khẳng định ASEM là đối tác rất quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, với 19/25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện thuộc ASEM, chiếm 70% đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế, và 80% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Việt Nam đã ký và đang đàm phán 16 các hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có 14 FTA là quan hệ với các đối tác ASEM.
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đã ký hiệp định FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu (tháng 6-2015), đang phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN để thúc đẩy Hiệp định Đối tác và Hợp tác với EU và thúc đẩy hướng tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - EU.
Việt Nam mở rộng cửa chào đón sự hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp Á - Âu và cam kết tiếp tục đóng góp xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện trong ASEM vì sự phát triển bền vững.
Trong phát biểu, các nhà lãnh đạo ASEM đánh giá cao sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thành viên ASEM trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Á - Âu thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư.
Các nhà lãnh đạo ASEM nhấn mạnh nhu cầu gia tăng vai trò và đóng góp của các doanh nghiệp trong tăng cường kết nối hai châu lục trong bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới chưa vững chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các nhà lãnh đạo đề nghị các doanh nghiệp cần cùng đồng hành với chính phủ tăng cường các luồng thương mại và đầu tư, kết nối cơ sở hạ tầng giữa hai châu lục, đầu tư xanh, ứng dụng công nghệ xanh, xây dựng phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần thiết thực phục vụ phát triển bền vững và bao trùm.
Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 15 cùng với Diễn đàn Nghị viện Á - Âu (ngày 21 và ngày 22-4-2016) và Diễn đàn Nhân dân Á - Âu (họp ngày 01 và ngày 02-7-2016) là những hoạt động hướng tới Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác ASEM lần thứ 11 họp trong hai ngày 15 và 16-7 cũng tại thành phố Ulan Bator.
Tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp năm nay có đại diện của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia, Ngân hàng thương mại đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp lãnh đạo Trung Quốc, Bulgaria  (14/07/2016)
Bộ Ngoại giao trả lời về các hoạt động của Trung Quốc tại Trường Sa  (14/07/2016)
Tân Thủ tướng Anh: hy vọng cho tương lai tươi sáng hơn thời “hậu” Brexit  (14/07/2016)
Đồng chí Trần Bạch Đằng - Người Cộng sản kiên trung  (14/07/2016)
Hội nghị toàn quốc công tác văn phòng tỉnh ủy, thành ủy  (14/07/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ  (14/07/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay