Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm việc tại Đồng Nai
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: Đến năm 2019 phải khởi công xây dựng sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: Đến năm 2019 phải khởi công xây dựng sân bay Long Thành.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành cách vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách thành phố Biên Hòa 30km. Dự án đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò quan trọng của quốc gia, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đặc biệt, góp phần giải quyết tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho biết: Hiện sân bay Tân Sơn Nhất đang trong tình trạng quá tải, vì công suất thiết kế chỉ 25 triệu hành khách/năm, nhưng hiện sân bay đang bị quá tải với lượng khách 36 triệu lượt/năm.
Tuy vậy, khi thực hiện Dự án sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng lớn gia đình và nhân khẩu. Do đó, cần phải xây dựng cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân trong vùng Dự án khi di chuyển đến nơi ở mới; phục hồi thu nhập và tạo việc làm cho người dân.
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm trên địa bàn 6 xã gồm: Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Long An, Long Phước và Bàu Cạn, huyện Long Thành. Dự án có diện tích đất thu hồi 5.000ha; trong đó diện tích đất dùng cho xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không 2.750ha; diện tích đất quốc phòng hơn 1.000ha; diện tích đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không và các công trình thương mại khác 1.200ha.
Để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, có 4.730 hộ phải nhường đất cho Dự án, gần 15.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra của tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong vùng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gần 3.000ha trong tổng số 5.000ha đất được thu hồi phục vụ Dự án.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 2 khu tái định cư gồm Lộc An - Bình Sơn (diện tích trên 282ha) và khu tái định cư Bình Sơn (diện tích 282ha). Vị trí 2 khu tái định cư nằm phía Bắc của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ cho phép tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập. Đồng thời giao cho tỉnh lập thủ tục thu hồi đất ngay trong năm 2016, để thực hiện đầu tư xây dựng 2 khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn tại huyện Long Thành. Ông Vĩnh cho rằng, nếu tiểu dự án này không được thực hiện ngay trong năm 2016 thì khó có khả năng khởi công Dự án vào năm 2018 hoặc 2019, vì quy trình giải phóng mặt bằng phải thực hiện ít nhất là 3 năm.
Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Hàng không và các đơn vị liên quan cơ bản nhất trí với đề xuất của tỉnh Đồng Nai trong việc tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành một tiểu dự án.
Phát biểu chí đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng biểu dương những nỗ lực cố gắng của Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Đồng Nai trong việc xây dựng Dự án; đã thực hiện được rất nhiều việc đối với Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phó Thủ tướng cho rằng đây là Dự án lớn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.
Do đó, để tiến độ Dự án được thực hiện đảm bảo, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn tất đề án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trình Chính phủ. Khẩn trương làm tốt các bước chuẩn bị để chậm nhất đến năm 2019 có thể khởi công Dự án; đến 2025 bắt đầu đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác giai đoạn một.
Ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết: Trong các kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND và đại biểu Quốc hội, người dân trong vùng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang rất mong mỏi Dự án sớm triển khai để ổn định cuộc sống. Vì Dự án đã kéo dài hàng chục năm nay, do đó các vấn đề như trường học, bệnh viện, chợ không được xây mới, kể cả việc sửa nhà ở cũng khó khăn.
Đồng Nai phải đi đầu trong xây dựng nhà ở cho công nhân
Phó Thủ tướng nói: “70 vạn lao động, bằng dân số một tỉnh, đều có gia đình, con cái, nên phải được coi là người dân địa phương. Do đó điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại cho họ phải hết sức bình đẳng”.
Đồng Nai cần chú trọng phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, coi công nhân là công dân của địa phương mình, từ đó tạo điều kiện bình đẳng về mọi mặt đời sống xã hội. Đây là vấn đề Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt lưu ý tại buổi làm việc về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm của tỉnh Đồng Nai vào sáng 09-7.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Đồng Nai đã trở thành tỉnh phát triển mạnh, đầu tàu về công nghiệp của cả nước, là trụ cột chính của khu vực động lực kinh tế Đông Nam Bộ.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng Nai khoảng trên 250.000 tỷ đồng, thu ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng, là tỉnh đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể lãnh đạo, nhân dân của tỉnh đã tranh thủ thời cơ, khai thác lợi thế để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng đã trở thành địa phương thu hút đầu tư mạnh nhất cả nước.
“Đây là điểm sáng, xuất hiện sớm, là mô hình thu hút đầu tư cho nhiều địa phương trên cả nước”, Phó Thủ tướng nói.
Trong 6 tháng đầu năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đáng chú ý, cấu trúc của từng ngành cũng có sự thay đổi theo hướng thuận lợi hơn, đặc biệt là các ngành dịch vụ hậu cần phục vụ cho sản xuất công nghiệp rất phát triển.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, bên cạnh những kết quả thuận lợi nêu trên, Đồng Nai cũng đang đứng trước nhiều thách thức do mặt trái của quá trình công nghiệp hoá. Vấn đề chuyển dịch dân cư từ các vùng, địa phương về Đồng Nai là thách thức lớn nhất. Nếu không chủ động giải quyết, tình trạng này sẽ ngày càng khó khăn.
Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 70 vạn công nhân lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, phần lớn là từ các địa phương khác đến, ở độ tuổi rất trẻ. Do đó, hiện tại nhu cầu về nhà ở, về hạ tầng chưa cao nhưng thời gian tới, khi những công nhân này có gia đình, con cái, thì sẽ là sức ép, áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, gồm hệ thống giao thông đô thị, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống nhà ở cho công nhân.
“Cốt lõi là vấn đề nhà ở cho người lao động mà thực ra chính là nhà ở cho người dân. Người dân không thể không có nhà ở”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công nhân, người lao động tạo ra sản phẩn xã hội cho địa phương, đất nước, nhưng bản thân họ đang phải sống trong điều kiện chưa tốt, nhà phải ở thuê, điều kiện kém, thiếu ổn định. Do đó, đời sống văn hoá, tinh thần của người lao động hiện đang là vấn đề rất bức xúc. Những cơ sở dịch vụ, trường học, cơ sở khám bệnh, nhà trẻ, cơ sở mua sắm, khu văn hoá, thể thao, giải trí, sinh hoạt cộng đồng còn rất thiếu.
Phó Thủ tướng nói: “70 vạn lao động trên địa bàn, bằng dân số một tỉnh, đều có gia đình, con cái nên phải được coi là người dân của địa phương. Do đó điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại cho người lao động phải hết sức bình đẳng”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gợi ý tỉnh Đồng Nai nhân rộng mô hình nhà ở xã hội tại KCN Nhơn Trạch. Tuy nhiên, còn phải mở rộng thêm các dịch vụ tại chỗ như nhà trẻ, trường học, trung tâm mua sắm… Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai cần nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ riêng của tỉnh trong phát triển nhà ở xã hội; huy động thêm sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh Đồng Nai cần chú ý gắn quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị.
“Gắn với quy hoạch đô thị là gắn với con người. Làm tốt quy hoạch đô thị sẽ giúp phân vùng phát triển đô thị, giảm áp lực cho TP. Biên Hoà, để phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Đồng Nai tiếp tục tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm thị trường cũng như các dịch vụ cho phát triển công nghiệp; rà soát lại quy hoạch, trong đó đặc biệt tập trung vào quy hoạch xây dựng đô thị, giao thông, khu công nghiệp, khu kinh tế…./.
Thủ tướng đề nghị Hội Phụ nữ Việt Nam không hành chính hóa hoạt động  (09/07/2016)
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 thảo luận chiến lược tăng trưởng  (09/07/2016)
IMF chuẩn bị giải ngân khoản tín dụng 634 triệu USD cho Iraq  (09/07/2016)
Chỉ số S&P 500 tăng mạnh, áp sát mức cao kỷ lục từ trước đến nay  (09/07/2016)
Mâu thuẫn sắc tộc tiếp tục gây nhức nhối trong xã hội Mỹ  (09/07/2016)
Bộ trưởng Y tế: Cần tăng cường đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên  (09/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên