Ban hành quy chế quản lý hoạt động Cảng quốc tế Cam Ranh
Quy chế này quy định về cơ chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh bao gồm phạm vi giới hạn của Cảng quốc tế Cam Ranh; quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, của nước ngoài vào, rời, hoạt động trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh.
Các loại hình dịch vụ trong khu vực Cảng
Quyết định quy định các loại hình dịch vụ cung cấp trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật bao gồm vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường biển; đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển; môi giới hàng hải; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; tư vấn hàng hải; bảo dưỡng, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, thiết bị thay thế cho các loại tàu thuyền; cung cấp nhu yếu phẩm, điện, nước, khí, nhiên liệu, dầu nhờn, vật liệu chèn, lót, ngăn cách hàng hóa cho các loại tàu thuyền hoặc các dịch vụ phục vụ cho thủy thủ; bốc dỡ hàng hóa, cho thuê kho, bãi; cho thuê cảng trung chuyển hàng hóa; dịch vụ cảnh giới ngầm, bảo đảm an ninh 24/24 giờ; tiếp đón sĩ quan, thuyền viên và khách du lịch bằng đường biển; tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng; cung cấp các dịch vụ y tế, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng; tổ chức hội chợ triển lãm hàng hải, Hải quân trong nước, quốc tế và các hoạt động đối ngoại quốc phòng; các hình thức dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định nêu rõ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức quản lý hoạt động của tàu thuyền quân sự Việt Nam tại vùng nước Cảng quốc tế Cam Ranh.
Tàu thuyền dân sự Việt Nam và nước ngoài đến và rời vùng nước Cảng quốc tế Cam Ranh thực hiện thủ tục đến và rời cảng biển theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP, ngày 21-3-2012, của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và quy định tại Điều 6, Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, ngày 03-9-2015, của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tàu quân sự nước ngoài thực hiện các chuyến thăm chính thức, thăm xã giao hoặc phối hợp huấn luyện, diễn tập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 104/2012/NĐ-CP, ngày 05-12-2012, của Chính phủ quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quản lý hoạt động thương mại
Hàng hóa thông qua Cảng quốc tế Cam Ranh được quản lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thuế đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Cảng quốc tế Cam Ranh, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động trong Cảng từ Việt Nam đưa vào Cảng quốc tế Cam Ranh cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với lương thực, thực phẩm, nhiên liệu xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng quốc tế Cam Ranh phải được thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan và chịu sự giám sát Hải quan theo quy định của pháp luật./.
Hồ Tùng Mậu - nhân cách mẫu mực và lý tưởng cao cả của người cộng sản  (30/06/2016)
“Đồng bằng sông Cửu Long - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững”  (30/06/2016)
Cần Thơ: Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố  (30/06/2016)
Cần Thơ: Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố  (30/06/2016)
Chủ tịch nước gửi điện hỏi thăm Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ tấn công khủng bố  (30/06/2016)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Rwanda  (30/06/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay