Việt Nam - Lào bảo đảm lập trường chung của ASEAN về Biển Đông
Chiều 08-6, tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao việc đồng chí Saleumxay Kommasith chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm chính thức trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith khẳng định sẽ nỗ lực góp phần vào việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước nói riêng, cũng như đóng góp cho quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào -Việt Nam nói chung.
Hai bộ trưởng ngoại giao bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực: từ chính trị -ngoại giao, an ninh - quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, giao thông - vận tải… Đặc biệt, hai bên đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam -Lào giai đoạn 2011 - 2020; thực hiện thắng lợi Hiệp định về hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của các chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith, góp phần củng cố tin cậy chính trị, đưa quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới.
Hai bộ trưởng nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp dưới nhiều hình thức khác nhau; phối hợp triển khai hiệu quả các kết quả đạt được trong các cuộc hội đàm của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như kết quả của Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào; theo dõi, góp phần triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quan trọng hai nước, trong đó có Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2016 - 2020.
Hai bên nhất trí phối hợp triển khai tốt Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới ký tháng 3-2016; tiếp tục phối hợp tốt giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú để xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Hai bộ trưởng đã thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ Ngoại giao, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chân thành cảm ơn và đề nghị Chính phủ Lào tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống và học tập tại Lào; đề nghị phía Lào xem xét miễn giảm thuế cho các hộ kinh doanh người Việt bị thiệt hại do vụ cháy chợ Đào Hương tại tỉnh Champasak tháng 5-2016.
Hai bên nhất trí phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05-9-1962 - 05-9-2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-1977 - 18-7-2017) trong năm 2017.
Hai bộ trưởng ngoại giao cũng đánh giá cao và nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp hiệu quả của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN.
Bộ trưởng Saleumxay Kommasith chân thành cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Việt Nam đối với Lào trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để bảo đảm đoàn kết và duy trì lập trường chung của ASEAN trên các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông; góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn Lào đã tăng mức xả nước trên các đập thủy điện trên dòng nhánh sông Mekong, cũng như đã hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam Việt Nam. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế trong việc quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn nước sông Mekong./.
Hơn 75.000 học sinh Hà Nội bắt đầu cuộc đua vào lớp 10  (08/06/2016)
Nam Định cần kêu gọi đầu tư công nghiệp dệt may  (08/06/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Cùng nhau gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng Biển Đông”  (08/06/2016)
Ông Trump thắng tuyệt đối trong các cuộc bầu cử sơ bộ cuối cùng  (08/06/2016)
496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (08/06/2016)
496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (08/06/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay