Bộ Nội vụ cần đặc biệt coi trọng cải cách hành chính để xây dựng Nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân
Nhấn mạnh, cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Nội vụ đặc biệt coi trọng cải cách hành chính để xây dựng Nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân, của dân, do dân, vì dân. Bộ Nội vụ cần giảm bớt giấy tờ, tăng giao dịch qua mạng, cung cấp dịch vụ công thật tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi làm thủ tục với các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, nhanh chóng với thời gian rút ngắn để thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tăng cường hậu kiểm. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải xây dựng nền hành chính công thực sự công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại, ứng dụng tin học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Bộ Nội vụ cần chú trọng ứng dụng công nghệ tin học vào mô hình một cửa, một cửa liên thông trên nhiều lĩnh vực, phân công rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong cải cách hành chính đối với từng bộ, ngành phải làm rõ việc liên thông hay tích hợp như thế nào để tạo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên nhiều lĩnh vực - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải tạo mọi điều kiện cho người dân có cơ hội bình đẳng trong kinh doanh, buôn bán. Những chỉ số hài lòng, chỉ số cải cách hành chính nếu làm tốt có thể tạo động lực đối với các cơ quan nhà nước. Vấn đề là phải xây dựng chỉ số tốt, triển khai tốt, bảo đảm công khai, minh bạch, có tác động kích thích tạo đột phá trên lĩnh vực này. Cần triển khai quyết liệt cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng nhà nước thực sự phục vụ nhân dân, mọi quy định đều được công khai minh bạch.
Theo Phó Thủ tướng, kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2 (2016 - 2020) đã được Chính phủ phê duyệt. Thời gian tới, Bộ Nội vụ cần tập trung cải cách hành chính, cải cách thể chế, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, viên chức; chú trọng cải cách tiền lương, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công. Ngoài lĩnh vực phụ trách, Bộ Nội vụ cần đôn đốc các cơ quan thực hiện các lĩnh vực trọng tâm trên.
Phó Thủ tướng nêu rõ, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ tiếp tục bảo đảm điều kiện là đầu mối, giữ liên hệ giữa các thành viên, tập hợp kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính của các thành viên ban chỉ đạo, chuẩn bị kỹ và đầy đủ các cuộc họp làm việc của Ban chỉ đạo theo quy chế.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Nội vụ trong công tác quản lý nhà nước về tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch trên tinh thần cải cách hành chính, phân cấp mạnh, quy định rõ quyền và chế tài, cơ chế kiểm soát. Thực hiện tốt Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, tránh tinh giản không đúng đối tượng, không đúng mục đích, cần chấn chỉnh ngay từ cách phân loại. Việc thu hút đầu vào phải công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho mọi người đều được bình đẳng, có cơ hội như nhau vào bộ máy nhà nước.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao Bộ Nội vụ đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, công tác xây dựng thể chế chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có nhiều tiến bộ. Bộ đã làm tốt việc giúp Chính phủ, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Công tác cải cách hành chính có những tiến bộ tích cực trên các lĩnh vực, được quan tâm đổi mới. Triển khai Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản thi hành đã góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước.
Báo cáo của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho thấy, 5 tháng đầu năm 2016, Bộ đã tiến hành đồng bộ và có những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử, tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, thực hiện cơ chế 1 cửa, cơ chế một cửa liên thông. Bộ đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước của 63 tỉnh thành phố và 13 bộ, ngành Trung ương. Tính đến hết tháng 5-2016, Bộ Nội vụ đã ban hành 86 tiêu chuẩn ngạch công chức và 118 tiêu chuẩn chức danh viên chức. Bộ triển khai kế hoạch tinh giản biên chế theo đúng tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Kịp thời phát hiện những trường hợp tinh giản biên chế không đúng đối tượng; đã trình Thủ tướng phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2016, giảm 1,5% biên chế so với năm 2015. Việc triển khai thực hiện xác định Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân, Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương đã tạo nhiều chuyển biến. Bộ đã giúp Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 Nghị quyết về chế độ chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân; về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, Bộ Nội đã trình Chính phủ Nghị định về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ khóa 14, cam kết không nợ đọng văn bản pháp quy và bảo đảm chất lượng, tập trung xây dựng thể chế là chính, thiết lập cơ chế “một cửa” ngay tại Bộ Nội vụ. Đây là cơ quan Trung ương đầu tiên xây dựng cơ chế này./.
Xây dựng một xã hội an lành để người cao tuổi được chăm sóc tốt hơn  (06/06/2016)
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Pháp đi vào chiều sâu  (06/06/2016)
Thành lập Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế  (06/06/2016)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải là một định chế tài chính vững mạnh, phát triển nhanh và bền vững  (06/06/2016)
New Zealand mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực  (06/06/2016)
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản  (06/06/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên