Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021: Các địa phương tổ chức bầu cử thêm
Ngày 29-5, Ủy ban bầu cử thành phố Cần Thơ đã tổ chức bầu cử thêm 2 đại biểu Quốc hội khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 2 (bao gồm quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thới Lai) và đơn vị bầu cử số 3 (gồm quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ) ở 665 điểm bầu cử với trên 624.000 cử tri, mỗi đơn vị bầu bổ sung 1 đại biểu. Kết quả có 624.680/624.823 cử tri trên địa bàn hai đơn vị bầu cử số 2 và số 3 đi bầu, đạt tỷ lệ 99,98%. Hai quận Thốt Nốt và Ô Môn đạt tỉ lệ cử tri đi bầu là 100%.
Trong ngày diễn ra bầu cử bổ sung, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Cần Thơ ổn định, hệ thống giao thông liên lạc được giữ thông suốt. Người dân tích cực tham gia bầu cử, có đông người dân tham gia bầu cử trong buổi sáng.
Trong ngày bầu cử 22-5 vừa qua, thành phố Cần Thơ đã tiến hành bầu cử được 5/7 đại biểu Quốc hội khóa XIV trong tổng số 13 ứng cử viên.
Cùng ngày, tại tỉnh Thái Nguyên, 37 đơn vị đã tiến hành bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là những đơn vị đã tham gia bầu cử trong ngày 22-5 vừa qua nhưng chưa bầu đủ 2/3 số đại biểu ấn định.
Trong số 37 đơn vị bầu cử thêm có: Huyện Đại Từ với 15 đơn vị; huyện Phú Bình 7 đơn vị; huyện Định Hóa 4 đơn vị; huyện Đồng Hỷ 4 đơn vị; thị xã Phổ Yên 3 đơn vị; thành phố Sông Công 2 đơn vị; huyện Phú Lương 1 đơn vị; huyện Võ Nhai 1 đơn vị.
Tại các điểm bỏ phiếu, cử tri đến từ khá sớm. Các đơn vị bầu cử đã thực hiện theo đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trong đợt bầu cử thêm này, 37 điểm bỏ phiếu của tỉnh Thái Nguyên bầu 66 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Trước đó, ngày 22-5, cử tri trong tỉnh đã bầu 58 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Theo kế hoạch, số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cần bầu của tỉnh Thái Nguyên là 124 đại biểu.
Cũng trong ngày 29-5, Ủy ban bầu cử tỉnh Hải Dương đã tổ chức bầu thêm 61 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Ủy ban bầu cử tỉnh Hải Dương đã tổ chức 43 khu vực bỏ phiếu thuộc 41 tổ bầu cử tại 11/12 huyện, thị xã, thành phố của Hải Dương gồm: Thị xã Chí Linh (5 đơn vị, 6 khu vực bỏ phiếu để bầu thêm 6 đại biểu); huyện Kinh Môn (3 đơn vị, 3 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 5 đại biểu); Kim Thành (1 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 1 đại biểu); Nam Sách (2 đơn vị, 2 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 2 đại biểu); Thanh Hà (3 đơn vị, 3 khu vực, bầu thêm 4 đại biểu); Tứ Kỳ (6 đơn vị, 6 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 10 đại biểu); Gia Lộc (1 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 1 đại biểu); Cẩm Giàng (8 đơn vị, 8 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 11 đại biểu); Bình Giang (5 đơn vị, 6 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 7 đại biểu); Ninh Giang (6 đơn vị, 6 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 11 đại biểu) và thành phố Hải Dương (1 khu vực bỏ phiếu, bầu thêm 3 đại biểu).
Theo Ủy ban bầu cử tỉnh Hải Dương, tại các điểm bỏ phiếu, tình hình an ninh trật tự tốt, cử tri đi bỏ phiếu với tỷ lệ cao. Đến 19 giờ ngày 29-5, các tổ bầu cử đã tuyên bố kết thúc bỏ phiếu và tiến hành kiểm phiếu theo qui định./.
Cuba công bố hai văn kiện Đại hội Đảng để tham vấn nhân dân  (29/05/2016)
Nghị định về tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức  (29/05/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay