Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản chủ trì họp báo chung
21:54, ngày 28-05-2016
Nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước G7 mở rộng, ngày 28-5-2016, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chủ trì họp báo chung, thông báo kết quả hội đàm.
Phát biểu tại buổi họp báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cám ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà Thủ tướng Shinzo Abe đã dành cho cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam.
Chúc mừng Thủ tướng Abe và Chính phủ Nhật Bản đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những kết quả đạt được tại các Hội nghị G7 có ý nghĩa thiết thực đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của Ngài Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 về ổn định tình hình Trung Đông, cải thiện điều kiện y tế và nâng cao vai trò của phụ nữ.
Thông tin tại buổi họp báo, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết cuộc hội đàm diễn ra rất thành công, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao. Hai bên cũng đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế và nhất trí một số nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và triển khai Sáng kiến kết nối Mekong-Nhật Bản.
Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) và có lộ trình phù hợp sau năm 2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trị giá 300 triệu yen (2,5 triệu USD) để ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra trầm trọng tại Việt Nam, cũng như cam kết về việc Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp lâu dài và hỗ trợ ODA cho Việt Nam để ứng phó với tình trạng này.
Trao đổi tại buổi họp báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại hội đàm hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới.
Hai bên cùng chia sẻ quan ngại của ASEAN và cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hoạt động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn, nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông; các bên liên quan không có những hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông; thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ỏ Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Chúc mừng Thủ tướng Abe và Chính phủ Nhật Bản đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những kết quả đạt được tại các Hội nghị G7 có ý nghĩa thiết thực đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của Ngài Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 về ổn định tình hình Trung Đông, cải thiện điều kiện y tế và nâng cao vai trò của phụ nữ.
Thông tin tại buổi họp báo, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết cuộc hội đàm diễn ra rất thành công, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao. Hai bên cũng đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế và nhất trí một số nội dung hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong triển khai kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á và triển khai Sáng kiến kết nối Mekong-Nhật Bản.
Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) và có lộ trình phù hợp sau năm 2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trị giá 300 triệu yen (2,5 triệu USD) để ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra trầm trọng tại Việt Nam, cũng như cam kết về việc Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp lâu dài và hỗ trợ ODA cho Việt Nam để ứng phó với tình trạng này.
Trao đổi tại buổi họp báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại hội đàm hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới.
Hai bên cùng chia sẻ quan ngại của ASEAN và cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hoạt động tôn tạo, xây đảo quy mô lớn, nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông; các bên liên quan không có những hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông; thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ỏ Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Danh sách trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước  (28/05/2016)
Danh sách trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước  (28/05/2016)
Danh sách 55 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ  (28/05/2016)
Danh sách 55 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ  (28/05/2016)
Công bố danh sách trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng  (28/05/2016)
Công bố danh sách trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng  (28/05/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên