Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Hội đồng trị sự, chư tôn giáo phẩm, tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam
23:09, ngày 17-05-2016
Nhân dịp Đại lễ Phật đản 2016, PL 2560, sáng 17-5-2016, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Hội đồng trị sự, chư tôn giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước; đồng chí khẳng định: trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần làm nên truyền thống yêu nước, thương nòi của người dân Việt Nam.
Trong quá trình dựng nước, giữ nước và hình thành Giáo hội Phật giáo thống nhất, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện, cả nước có trên 48 nghìn tăng ni cống hiến phật pháp tại hơn 17 nghìn cơ sở thừa tự với số lượng 800 -1.000 phật tử lui tới/cơ sở. Trong thời gian qua, có nhiều hòa thượng tham gia Quốc hội, góp phần đưa tiếng nói của tăng ni, phật tử cả nước đên với Quốc hội. Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo là minh chứng rõ nét cho sự tự do tôn giáo của Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự đóng góp của các vị cao tăng, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và toàn thể tăng ni, Phật tử đối với sự phát triển của đất nước. Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Đại lễ Phật đản (Vesak) là sự kiện lớn của Thế giới, ngoài Thái Lan, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này đã góp phần giúp thế giới hiểu thêm về phật giáo, đất nước và con người Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, các tăng ni, phật tử luôn đồng hành cùng đất nước, làm tốt các phong trào Mặt trận Tổ quốc đề ra; dành một phần kinh phí hỗ trợ của xã hội đóng góp vào các phong trào từ thiện nhân đạo, đặc biệt là hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Trước thách thức mới trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang đối mặt với tình trạng hạn hán, nước biển dâng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những tổ chức đầu tiên phối hợp cùng Mặt trận và 39 tổ chức tôn giáo khác xây dựng chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khú hậu. Năm 2015, lần đầu tiên 40 tổ chức tôn giáo đã ký kết, ra cam kết chung phối hợp tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
Nhân Đại lễ Phật đản năm 2016, Đại pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra thông điệp kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam bằng những hành động thiết thực nhất bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. Đây cũng là thông điệp được Đức Giáo hoàng Francis Tòa Thánh Vatican đưa ra năm 2015. Điều này thể hiện thông điệp của Đại Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tầm nhìn đại diện cho đất nước, mang tính toàn cầu, thể hiện sự đồng thuận xã hội cao.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cảm ơn sự quan tâm của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; đồng thời khẳng định Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, tín đồ, phật tử trong và ngoài nước sẽ luôn đoàn kết, gắn bó, tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Trong quá trình dựng nước, giữ nước và hình thành Giáo hội Phật giáo thống nhất, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện, cả nước có trên 48 nghìn tăng ni cống hiến phật pháp tại hơn 17 nghìn cơ sở thừa tự với số lượng 800 -1.000 phật tử lui tới/cơ sở. Trong thời gian qua, có nhiều hòa thượng tham gia Quốc hội, góp phần đưa tiếng nói của tăng ni, phật tử cả nước đên với Quốc hội. Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo là minh chứng rõ nét cho sự tự do tôn giáo của Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự đóng góp của các vị cao tăng, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và toàn thể tăng ni, Phật tử đối với sự phát triển của đất nước. Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Đại lễ Phật đản (Vesak) là sự kiện lớn của Thế giới, ngoài Thái Lan, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này đã góp phần giúp thế giới hiểu thêm về phật giáo, đất nước và con người Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, các tăng ni, phật tử luôn đồng hành cùng đất nước, làm tốt các phong trào Mặt trận Tổ quốc đề ra; dành một phần kinh phí hỗ trợ của xã hội đóng góp vào các phong trào từ thiện nhân đạo, đặc biệt là hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Trước thách thức mới trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang đối mặt với tình trạng hạn hán, nước biển dâng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những tổ chức đầu tiên phối hợp cùng Mặt trận và 39 tổ chức tôn giáo khác xây dựng chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khú hậu. Năm 2015, lần đầu tiên 40 tổ chức tôn giáo đã ký kết, ra cam kết chung phối hợp tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
Nhân Đại lễ Phật đản năm 2016, Đại pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra thông điệp kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam bằng những hành động thiết thực nhất bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. Đây cũng là thông điệp được Đức Giáo hoàng Francis Tòa Thánh Vatican đưa ra năm 2015. Điều này thể hiện thông điệp của Đại Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tầm nhìn đại diện cho đất nước, mang tính toàn cầu, thể hiện sự đồng thuận xã hội cao.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cảm ơn sự quan tâm của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; đồng thời khẳng định Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức giáo phẩm cùng toàn thể tăng ni, tín đồ, phật tử trong và ngoài nước sẽ luôn đoàn kết, gắn bó, tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Truyền thông Nga: Tăng cường hợp tác đầu tư, năng lượng Việt-Nga  (17/05/2016)
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của lý luận và công tác lý luận - Ý nghĩa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay  (17/05/2016)
Tránh những khiếm khuyết khi vận động bầu cử  (17/05/2016)
Tránh những khiếm khuyết khi vận động bầu cử  (17/05/2016)
Bác bỏ quyết định của Trung Quốc về dừng đánh bắt cá ở Biển Đông  (17/05/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến ngày 15-5-2016)  (17/05/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên