Đại hội Đảng lao động Triều Tiên bầu 5 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị
Trong phiên họp ngày 09-5 tại Đại hội toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được bầu là Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên.
Ngoài ra, đại hội cũng bầu nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân tối cao (Quốc hội) Kim Jeong Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên Hwang Pyeong-so, Thủ tướng Park Byong-ju, Bí thư Trung ương Đảng Chue Ryong-he là Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên.
Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Jeong Nam đã thay mặt đại hội đọc thông báo về quyết định bầu ông Kim Jong Un là Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên. Như vậy, ngoài chức vụ Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un hiện nắm giữ các chức vụ về mặt nhà nước và quân đội gồm Chủ tịch thứ nhất Ủy ban quốc phòng (cơ quan quyền lực cao nhất theo Hiến pháp sửa đổi năm 2012 của Triều Tiên) và Tư lệnh Tối cao Các lực lượng vũ trang Triều Tiên. Trước đại hội lần này, ông Kim Jong Un là Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên.
Bản Hiến pháp Triều Tiên sửa đổi năm 1998 và năm 2012 đã quy định cố Chủ tịch Kim Il Sung là “Chủ tịch vĩnh viễn” của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, còn cố Chủ tịch Kim Jong Il là “Tổng Bí thư vĩnh viễn” của Đảng Lao động Triều Tiên. Sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền, ngày 30-12-2011, Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định phong ông là “Tư lệnh tối cao”. Tại hội nghị đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 4 diễn ra tháng 4-2012, ông được bầu là “Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư thứ nhất của Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương” và tại kỳ họp lần thứ 5 Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên (Quốc hội) lần thứ 12 vào năm 2013, ông được thông qua trở thành “Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng”. Đảng Lao động Triều Tiên đang tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 7. Đây là lần đầu tiên trong 36 năm, Đảng Lao động Triều Tiên tổ chức đại hội với sự tham dự của 3.400 đại biểu.
* Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên thông qua chính sách thúc đẩy phát triển song song kinh tế và hạt nhân
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 09-5-2016 đưa tin Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên đã thông qua chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời tăng cường năng lực hạt nhân.
Chính sách trên được nêu trong báo cáo đánh giá công tác của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đưa ra trong ngày làm việc thứ ba của Đại hội Đảng. Theo đó, Triều Tiên sẽ theo đuổi đường lối chiến lược thúc đẩy xây dựng kinh tế đồng thời với tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân tự vệ “cả về chất lẫn về lượng”. Triều Tiên khẳng định sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp chủ quyền đất nước bị đe dọa bởi các quốc gia sở hữu hạt nhân khác.
Trước đó, Truyền hình Trung ương Triều Tiên tối 08-5 đã phát sóng nội dung báo cáo công tác của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên do nhà lãnh đạo Kim Jong-un trình bày tại Đại hội Đảng. Đây là lần đầu tiên Truyền hình Trung ương Triều Tiên phát sóng bài phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong bài phát biểu, ông Kim Jong-un nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng là hoàn thành các chủ trương chính sách về xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, thống nhất hai miền Triều Tiên cũng như củng cố hơn nữa sức mạnh của Đảng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đề ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016 -2020, nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách là phải thực hiện đầy đủ chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về mọi mặt, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế và đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Về phát triển quốc phòng và năng lượng hạt nhân, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố với tư cách là một quốc gia sở hữu hạt nhân có trách nhiệm, nước này sẽ nỗ lực vì một thế giới phi hạt nhân và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân. Triều Tiên sẽ theo đuổi chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song song với phát triển năng lực vũ khí hạt nhân.
Về quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, ông Kim Jong-un nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Đảng Lao động Triều Tiên là thực hiện thống nhất đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này, vấn đề cấp bách nhất là phải cải thiện về cơ bản mối quan hệ với Hàn Quốc, theo đó, hai bên cần tôn trọng lẫn nhau và cùng thúc đẩy các cuộc đối thoại và đàm phán, mở ra một chương mới cho việc cải thiện mối quan hệ liên Triều, vì sự thịnh vượng chung.
Đại hội toàn quốc lần thứ 7 Đảng Lao động Triều Tiên là đại hội lớn đầu tiên của đảng này sau 36 năm và cũng là đại hội đầu tiên diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đại hội được đánh giá là sự kiện chính trị lớn nhất của Triều Tiên, đề ra các chính sách quan trọng về chính trị và kinh tế, các chương trình phát triển trung và dài hạn, và những thay đổi nhân sự cấp cao. Hơn 100 nhà báo nước ngoài đến đưa tin sự kiện./.
Người dân vùng cao Phú Thọ hân hoan đón ngày bầu cử  (09/05/2016)
Người dân vùng cao Phú Thọ hân hoan đón ngày bầu cử  (09/05/2016)
Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm  (09/05/2016)
Ủy ban châu Âu cảnh báo hậu quả của "Brexit"  (09/05/2016)
Kỷ niệm 71 năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại  (09/05/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên