Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 04-4 đến ngày 10-4-2016)
13:21, ngày 11-04-2016
TCCSĐT - Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức, lãnh đạo nhiều nước, nhiều đảng, nhiều quốc hội đã gửi điện chúc mừng. Trong các bức điện, lãnh đạo cấp cao các nước đã nhiệt liệt chúc mừng các nhà lãnh đạo Việt Nam và bày tỏ tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam với các nước, các đảng, các quốc hội sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Điện mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp nhậm chức
Ngày 04-4-2016, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Vibol Sena Pheakdey Say Chlum và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp nhậm chức. Trong các bức thư, Lãnh đạo Thượng viện và Quốc hội Campuchia nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân và hai nước Campuchia-Việt Nam cũng như giữa các cơ quan lập pháp hai nước sẽ tiếp tục được tăng cường và củng cố ngày càng sâu sắc hơn, mang lại lợi ích cho cả hai bên .
Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Yamazaki Masaaki và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima, Chủ tịch Quốc hội Kazakhstan Baktykozha Izmukhambetov đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc chào xã giao Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong
Từ ngày 04 đến ngày 07-4-2016, Đại sứ Đặng Minh Khôi cùng đoàn các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong - Macau, Côn Minh, Thượng Hải, Nam Ninh và Quảng Châu đã có chuyến thăm và làm việc tại Macau và Hong Hong. Nhân chuyến thăm này, chiều 07-4, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi cùng đoàn các Tổng Lãnh sự Việt Nam đã tới chào xã giao Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong Tống Triết.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã cảm ơn Đặc phái viên Tống Triết cùng Văn phòng Đặc phái Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong đã hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, cũng như các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Hong Kong trong những năm qua. Đối với Hong Kong, Đại sứ Đặng Minh Khôi cho biết Việt Nam luôn nhìn nhận Hong Kong là cửa ngõ để Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới, điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét khi Việt Nam còn chưa thực hiện đổi mới mở cửa. Ngày nay, hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với Hong Kong đã đạt những thành tựu thực chất, Hong Kong cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Đại sứ Đặng Minh Khôi cho rằng trao đổi nhân văn là một lĩnh vực quan trọng của quan hệ Việt - Trung. Đặc biệt, kể từ sau năm 1999 hai nước ký “Hiệp định biên giới trên bộ”, đường biên giới trên bộ Việt - Trung đã thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, nhân dân vùng biên hai nước qua lại nhộn nhịp. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng để hai bên tiến hành trao đổi thương mại biên giới và làm giàu cho người dân biên giới mỗi nước.
Đặc phái viên Tống Triết bày tỏ vui mừng được đón tiếp phái đoàn Đại sứ cùng các Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, tin rằng chuyến thăm này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Đặc khu Hong Kong và Macau với Việt Nam. Đặc phái viên Tống Triết cho rằng con đường phát triển của hai nước Trung - Việt tương đồng, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã trải qua nhiều thử thách và ngày càng được củng cố bền chặt hơn. Đây chính là nền tảng vững chắc để quan hệ Trung - Việt không ngừng phát triển. Hiện nay, quan hệ Trung – Việt đang đứng trước thời cơ lịch sử mới, hai bên thông qua xây dựng “Một vành đai, một con đường” và “Hai hành lang, một vành đai”, nắm chắc cơ hội phát triển, đưa quan hệ hợp tác Trung - Việt ngày càng hiệu quả và thực chất hơn. Đặc phái viên Tống Triết nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi trọng vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như trong các cơ chế hợp tác đa phương khu vực như ASEAN - Trung Quốc (10+1) và ASEAN - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (10+3).
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức
Ngày 07-4-2016, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã gửi thư chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức. Trong thư, Thủ tướng Hun Xen bày tỏ tin tưởng rằng trên tinh thần quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng được tăng cường và làm sâu sắc hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như vì mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN thực sự vững mạnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trao hai công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và trạm hải đăng trên đá Xubi
Ngày 07-4-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc giàn khoan Hải D ương 981 của Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ từ tối 03-4-2016 để tiến hành tác nghiệp, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
“Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ tối 03-4-2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17 độ 3 phút 12 Bắc - 110 độ 04 phút 18 Đông, để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực nói trên và quyền sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.”
Chiều 05-4-2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Cũng trong ngày 07-4-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa vào hoạt động trạm hải đăng trên đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, là bất hợp pháp và vô giá trị. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có thêm các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”
Chiều 07-4-2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan bạo lực
Trong hai ngày 07 và 08-4-2016, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Cơ quan đặc trách chống khủng bố của Liên hợp quốc (CTITF) đã phối hợp với Chính phủ Thụy Sĩ tổ chức Hội nghị phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Hơn 600 đại biểu thuộc gần 150 đoàn đại diện các nước, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ đã tham dự hội nghị. Đoàn Việt Nam do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Nguyễn Trung Thành làm trưởng đoàn. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Liên bang Thụy Sĩ, Didier Burkhalter đã đồng chủ trì phiên họp cấp cao của hội nghị ngày 08-4.
Hội nghị lần này là diễn đàn để các nước bày tỏ quan điểm, cam kết chính trị, trao đổi thông tin và kinh nghiệm thực tiễn tốt, giúp phát huy hiệu quả công tác phòng chống và ngăn chặn sự phát triển chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong bối cảnh hòa bình, an ninh quốc tế cũng như sự ổn định, phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trong thời gian gần đây đã bị tác động sâu sắc bởi hiện tượng cực đoan này. Tại hội nghị, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã đề cao sự cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận từ chống sang phòng ngừa, trong đó tập trung giải quyết các nhân tố thúc đẩy quá trình cực đoan hóa của các nhóm trong xã hội, tăng cường đẩy mạnh các biện pháp phi cực đoan hóa, bên cạnh việc khoan dung, hòa hợp về văn hóa, xã hội, tôn giáo tại mỗi nước… Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng nhấn mạnh không thể và không nên quy chụp chủ nghĩa cực đoan bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo, quốc gia, nền văn minh hay một nhóm dân tộc nào.
Tham dự phiên họp cấp cao của hội nghị lần này, bên cạnh việc chia sẻ quan điểm chung của nhiều quốc gia, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Thành cho rằng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực đòi hỏi nỗ lực tập thể của cộng đồng quốc tế cũng như sự quyết tâm hành động ở cấp quốc gia và khu vực. Là một nước có nhiều dân tộc và cộng đồng tôn giáo khác nhau cùng chung sống, chính sách nhất quán của Việt Nam về thúc đẩy đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc và tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng và không phân biệt đối xử đã góp phần đảm bảo đoàn kết, hòa hợp dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử bảo vệ và phát triển đất nước. Việt Nam kêu gọi các nước tiếp tục đối thoại, thảo luận để đạt được nhận thức chung về định nghĩa “chủ nghĩa cực đoan bạo lực”, làm cơ sở để thống nhất và cùng triển khai các biện pháp ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của chủ nghĩa này ở cấp độ toàn cầu, khu vực cũng như tại mỗi quốc gia.
Điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức
Ngày 08-4-2016, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức. Trong thư, Quốc vương Sihamoni bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ giành được những thắng lợi to lớn và sự phát triển tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực và giữ được vai trò rất quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới; quan hệ hai nước Việt Nam và vương quốc Campuchia sẽ giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong việc thắt chặt mối quan hệ lịch sử vì tình đoàn kết hữu nghị hợp tác cả trong hiện tại và tương lai.
Nhân dịp này, Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun Hye, Tổng thống Pháp François Hollande, Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe R VI, Nhà Vua Hà Lan Willem - Alexander R, Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe R, Tổng thống Cộng hòa Bê-la-rút Alecksandr Lukashenko đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong các bức điện, Lãnh đạo cấp cao các nước đã nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam với các nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Việt Nam tham dự Hội nghị Kết nối Kinh tế vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước ASEAN
Từ ngày 07 đến ngày 09-4-2016, Hội nghị Kết nối Kinh tế vùng Đông Bắc Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần đầu tiên đã diễn ra tại Imphal, thủ phủ bang Manipur, bang Đông Bắc của Ấn Độ, giáp biên giới Myanmar. Tham dự Hội nghị lần này có lãnh đạo Bộ Phát triển Vùng Đông Bắc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, chính quyền bang Manipur và một số bang khác của vùng Đông Bắc, đại diện một số hiệp hội thương mại dịch vụ và các đối tác liên quan đến các dự án phát triển vùng Đông Bắc. Đại diện các nước tham dự Hội nghị lần này có Bộ trưởng Thương mại Bangladesh và Đại sứ một số nước ASEAN như Brunei, Philippines, Thái Lan, Việt Nam cùng Tổng lãnh sự Myanmar tại Kolkata.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đánh giá cao tiềm năng phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt là tiềm năng về dầu khí, thủy điện, sự đa dạng sinh học và nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời cho rằng sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi về địa lý là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa khu vực này với các nước ASEAN. Đại sứ khẳng định Việt Nam hoan nghênh và luôn luôn ủng hộ Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, cho rằng việc triển khai chính sách này trước hết bắt đầu từ các bang vùng Đông Bắc của Ấn Độ, trong đó có bang Manipur. Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các dự án kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước ASEAN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại tại các khu vực cửa khẩu vùng Đông Bắc với các nước xung quanh. Đại sứ tin tưởng nếu có thêm chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa, khu vực Đông Bắc Ấn Độ chắc chắc sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp không chỉ của các doanh nghiệp Ấn Độ mà cả các doanh nghiệp ASEAN, kể cả Việt Nam.
Khu vực Đông Bắc Ấn Độ được coi là cửa ngõ để Ấn Độ đi vào các nước ASEAN, song hiện khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là về cơ sở hạ tầng và kết nối với phần còn lại của Ấn Độ cũng như với các nước ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ 13 tại Kuala Lumpur hồi tháng 11-2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố khoản tín dụng 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy các dự án hỗ trợ kết nối về địa lý và kết nối số giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai nhiều dự án nhằm cải thiện kết nối, đặc biệt là đường bộ giữa khu vực Đông Bắc Ấn Độ với các nước Đông Nam Á như dự án Giao thông đa phương tiện Kaladan, dự án Đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan, trong đó có dự án Cầu Hữu nghị Ấn Độ - Myanmar./.
Ngày 04-4-2016, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Vibol Sena Pheakdey Say Chlum và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp nhậm chức. Trong các bức thư, Lãnh đạo Thượng viện và Quốc hội Campuchia nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân và hai nước Campuchia-Việt Nam cũng như giữa các cơ quan lập pháp hai nước sẽ tiếp tục được tăng cường và củng cố ngày càng sâu sắc hơn, mang lại lợi ích cho cả hai bên .
Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Yamazaki Masaaki và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima, Chủ tịch Quốc hội Kazakhstan Baktykozha Izmukhambetov đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc chào xã giao Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong
Từ ngày 04 đến ngày 07-4-2016, Đại sứ Đặng Minh Khôi cùng đoàn các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong - Macau, Côn Minh, Thượng Hải, Nam Ninh và Quảng Châu đã có chuyến thăm và làm việc tại Macau và Hong Hong. Nhân chuyến thăm này, chiều 07-4, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi cùng đoàn các Tổng Lãnh sự Việt Nam đã tới chào xã giao Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong Tống Triết.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã cảm ơn Đặc phái viên Tống Triết cùng Văn phòng Đặc phái Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong đã hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, cũng như các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Hong Kong trong những năm qua. Đối với Hong Kong, Đại sứ Đặng Minh Khôi cho biết Việt Nam luôn nhìn nhận Hong Kong là cửa ngõ để Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới, điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét khi Việt Nam còn chưa thực hiện đổi mới mở cửa. Ngày nay, hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với Hong Kong đã đạt những thành tựu thực chất, Hong Kong cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Đại sứ Đặng Minh Khôi cho rằng trao đổi nhân văn là một lĩnh vực quan trọng của quan hệ Việt - Trung. Đặc biệt, kể từ sau năm 1999 hai nước ký “Hiệp định biên giới trên bộ”, đường biên giới trên bộ Việt - Trung đã thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, nhân dân vùng biên hai nước qua lại nhộn nhịp. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng để hai bên tiến hành trao đổi thương mại biên giới và làm giàu cho người dân biên giới mỗi nước.
Đặc phái viên Tống Triết bày tỏ vui mừng được đón tiếp phái đoàn Đại sứ cùng các Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, tin rằng chuyến thăm này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Đặc khu Hong Kong và Macau với Việt Nam. Đặc phái viên Tống Triết cho rằng con đường phát triển của hai nước Trung - Việt tương đồng, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã trải qua nhiều thử thách và ngày càng được củng cố bền chặt hơn. Đây chính là nền tảng vững chắc để quan hệ Trung - Việt không ngừng phát triển. Hiện nay, quan hệ Trung – Việt đang đứng trước thời cơ lịch sử mới, hai bên thông qua xây dựng “Một vành đai, một con đường” và “Hai hành lang, một vành đai”, nắm chắc cơ hội phát triển, đưa quan hệ hợp tác Trung - Việt ngày càng hiệu quả và thực chất hơn. Đặc phái viên Tống Triết nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi trọng vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như trong các cơ chế hợp tác đa phương khu vực như ASEAN - Trung Quốc (10+1) và ASEAN - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (10+3).
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức
Ngày 07-4-2016, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã gửi thư chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức. Trong thư, Thủ tướng Hun Xen bày tỏ tin tưởng rằng trên tinh thần quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng được tăng cường và làm sâu sắc hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như vì mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN thực sự vững mạnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trao hai công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và trạm hải đăng trên đá Xubi
Ngày 07-4-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc giàn khoan Hải D ương 981 của Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ từ tối 03-4-2016 để tiến hành tác nghiệp, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
“Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ tối 03-4-2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17 độ 3 phút 12 Bắc - 110 độ 04 phút 18 Đông, để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực nói trên và quyền sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.”
Chiều 05-4-2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Cũng trong ngày 07-4-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa vào hoạt động trạm hải đăng trên đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, là bất hợp pháp và vô giá trị. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có thêm các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”
Chiều 07-4-2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan bạo lực
Trong hai ngày 07 và 08-4-2016, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Cơ quan đặc trách chống khủng bố của Liên hợp quốc (CTITF) đã phối hợp với Chính phủ Thụy Sĩ tổ chức Hội nghị phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Hơn 600 đại biểu thuộc gần 150 đoàn đại diện các nước, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ đã tham dự hội nghị. Đoàn Việt Nam do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Nguyễn Trung Thành làm trưởng đoàn. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Liên bang Thụy Sĩ, Didier Burkhalter đã đồng chủ trì phiên họp cấp cao của hội nghị ngày 08-4.
Hội nghị lần này là diễn đàn để các nước bày tỏ quan điểm, cam kết chính trị, trao đổi thông tin và kinh nghiệm thực tiễn tốt, giúp phát huy hiệu quả công tác phòng chống và ngăn chặn sự phát triển chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong bối cảnh hòa bình, an ninh quốc tế cũng như sự ổn định, phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trong thời gian gần đây đã bị tác động sâu sắc bởi hiện tượng cực đoan này. Tại hội nghị, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã đề cao sự cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận từ chống sang phòng ngừa, trong đó tập trung giải quyết các nhân tố thúc đẩy quá trình cực đoan hóa của các nhóm trong xã hội, tăng cường đẩy mạnh các biện pháp phi cực đoan hóa, bên cạnh việc khoan dung, hòa hợp về văn hóa, xã hội, tôn giáo tại mỗi nước… Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng nhấn mạnh không thể và không nên quy chụp chủ nghĩa cực đoan bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo, quốc gia, nền văn minh hay một nhóm dân tộc nào.
Tham dự phiên họp cấp cao của hội nghị lần này, bên cạnh việc chia sẻ quan điểm chung của nhiều quốc gia, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Thành cho rằng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực đòi hỏi nỗ lực tập thể của cộng đồng quốc tế cũng như sự quyết tâm hành động ở cấp quốc gia và khu vực. Là một nước có nhiều dân tộc và cộng đồng tôn giáo khác nhau cùng chung sống, chính sách nhất quán của Việt Nam về thúc đẩy đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc và tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng và không phân biệt đối xử đã góp phần đảm bảo đoàn kết, hòa hợp dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử bảo vệ và phát triển đất nước. Việt Nam kêu gọi các nước tiếp tục đối thoại, thảo luận để đạt được nhận thức chung về định nghĩa “chủ nghĩa cực đoan bạo lực”, làm cơ sở để thống nhất và cùng triển khai các biện pháp ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của chủ nghĩa này ở cấp độ toàn cầu, khu vực cũng như tại mỗi quốc gia.
Điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức
Ngày 08-4-2016, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức. Trong thư, Quốc vương Sihamoni bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ giành được những thắng lợi to lớn và sự phát triển tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực và giữ được vai trò rất quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới; quan hệ hai nước Việt Nam và vương quốc Campuchia sẽ giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong việc thắt chặt mối quan hệ lịch sử vì tình đoàn kết hữu nghị hợp tác cả trong hiện tại và tương lai.
Nhân dịp này, Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun Hye, Tổng thống Pháp François Hollande, Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe R VI, Nhà Vua Hà Lan Willem - Alexander R, Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe R, Tổng thống Cộng hòa Bê-la-rút Alecksandr Lukashenko đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong các bức điện, Lãnh đạo cấp cao các nước đã nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam với các nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Việt Nam tham dự Hội nghị Kết nối Kinh tế vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước ASEAN
Từ ngày 07 đến ngày 09-4-2016, Hội nghị Kết nối Kinh tế vùng Đông Bắc Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần đầu tiên đã diễn ra tại Imphal, thủ phủ bang Manipur, bang Đông Bắc của Ấn Độ, giáp biên giới Myanmar. Tham dự Hội nghị lần này có lãnh đạo Bộ Phát triển Vùng Đông Bắc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, chính quyền bang Manipur và một số bang khác của vùng Đông Bắc, đại diện một số hiệp hội thương mại dịch vụ và các đối tác liên quan đến các dự án phát triển vùng Đông Bắc. Đại diện các nước tham dự Hội nghị lần này có Bộ trưởng Thương mại Bangladesh và Đại sứ một số nước ASEAN như Brunei, Philippines, Thái Lan, Việt Nam cùng Tổng lãnh sự Myanmar tại Kolkata.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đánh giá cao tiềm năng phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt là tiềm năng về dầu khí, thủy điện, sự đa dạng sinh học và nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời cho rằng sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi về địa lý là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa khu vực này với các nước ASEAN. Đại sứ khẳng định Việt Nam hoan nghênh và luôn luôn ủng hộ Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, cho rằng việc triển khai chính sách này trước hết bắt đầu từ các bang vùng Đông Bắc của Ấn Độ, trong đó có bang Manipur. Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các dự án kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước ASEAN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại tại các khu vực cửa khẩu vùng Đông Bắc với các nước xung quanh. Đại sứ tin tưởng nếu có thêm chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa, khu vực Đông Bắc Ấn Độ chắc chắc sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp không chỉ của các doanh nghiệp Ấn Độ mà cả các doanh nghiệp ASEAN, kể cả Việt Nam.
Khu vực Đông Bắc Ấn Độ được coi là cửa ngõ để Ấn Độ đi vào các nước ASEAN, song hiện khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là về cơ sở hạ tầng và kết nối với phần còn lại của Ấn Độ cũng như với các nước ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ 13 tại Kuala Lumpur hồi tháng 11-2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố khoản tín dụng 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy các dự án hỗ trợ kết nối về địa lý và kết nối số giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai nhiều dự án nhằm cải thiện kết nối, đặc biệt là đường bộ giữa khu vực Đông Bắc Ấn Độ với các nước Đông Nam Á như dự án Giao thông đa phương tiện Kaladan, dự án Đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan, trong đó có dự án Cầu Hữu nghị Ấn Độ - Myanmar./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-4-2016  (11/04/2016)
Chờ… thẩm định  (11/04/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-4-2016)  (11/04/2016)
Các thành viên mới của Chính phủ  (10/04/2016)
Hội nghị Ngoại trưởng G7 khai mạc với quan ngại về vấn đề Biển Đông  (10/04/2016)
Đông đảo người Việt tại Đức biểu tình phản đối Trung Quốc  (10/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên