Lồng ghép giới trong các dự án giao thông nông thôn
TCCSĐT - “Thảo luận về lồng ghép giới trong các dự án giao thông nông thôn” là chủ đề Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình Nâng cao năng lực về giới cho các dự án giao thông nông thôn, diễn ra từ ngày 04-4 đến ngày 06-4-2016 do Bộ Giao thông và Vận tải tổ chức.
Mục tiêu của Chương trình là nâng cao năng lực cho cơ quan chính phủ trong khu vực để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về bất bình đẳng giới trong các dự án giao thông bằng cách học hỏi kinh nghiệm, các cách giải quyết hiệu quả từ các dự án trong và ngoài khu vực. Hướng tới mục tiêu đó, Chương trình giúp các nước tham gia xây dựng kế hoạch hành động trên cơ sở bài học kinh nghiệm thu được từ các dự án giao thông khác, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước và mục tiêu phát triển của từng dự án. Việc lồng ghép các vấn đề về giới trong ngành giao thông là yếu tố quan trọng để bảo đảm sự bình đẳng và chi phí hợp lý của ngành này, bảo đảm khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội tăng trưởng và giảm nghèo.
Chương trình Nâng cao năng lực về giới cho các dự án giao thông nông thôn, bao gồm các hoạt động, như tham quan, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước tham gia, là một diễn đàn để đại diện các dự án giao thông nông thôn thảo luận cách lồng ghép các vấn đề về giới trong các dự án giao thông nông thôn một cách hiệu quả nhất.
Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ hình thức học hỏi lẫn nhau thông qua việc đóng góp ý kiến chuyên môn để chuyển giao, nhân rộng và nâng tầm những kinh nghiệm phát triển.
Với mục tiêu phát triển trong giao thông nông thôn thông qua nỗ lực và hợp tác chung, Hội thảo “Thảo luận về lồng ghép giới trong các dự án giao thông nông thôn” đã mời nhiều chuyên gia kỹ thuật từ các lĩnh vực như xã hội và giao thông, thể chế và chính sách quốc gia về giới và các cán bộ quản lý dự án các cấp. Tham dự Hội thảo có 80 đại biểu đến từ 11 nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tập trung thảo luận việc làm thế nào có thể lồng ghép các vấn đề về giới trong các dự án giao thông nông thôn một cách có ý nghĩa và hiệu quả.
Đó là: Thứ nhất, lồng ghép các vấn đề về giới trong thiết kế dự án đường giao thông nông thôn; Thứ hai, thể chế hóa việc bảo dưỡng đường và giảm nghèo hiệu quả; Thứ ba, các vấn đề về giới trong an toàn giao thông cần được nhìn nhận và cân nhắc như thế nào.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nhận định: “Trong những năm qua, Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ việc đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông. Sự phát triển này đã đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo trì đường bộ trong khi nguồn vốn dành cho bảo trì còn hạn hẹp và càng vô cùng khó khăn để có thể huy động các nhà thầu tham gia công tác duy tu thường xuyên trên những tuyến đường có địa hình hiểm trở, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Kết quả đáng kể của các dự án phát triển giao thông nông thôn mà WB tài trợ đã khẳng định vai trò của phụ nữ đã trực tiếp tham gia bảo dưỡng đường nông thôn và đưa ra quyết định trong cộng đồng. Ở Lào Cai đã thành lập mô hình điểm “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, huy động hơn 4.000 người tham gia tại 9 huyện, trong đó 70% thành viên là phụ nữ, rất nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia duy tu thường xuyên, các việc cụ thể là bạt lề đường, khơi thông cống rãnh, phát ta-luy...”.
Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB, phát biểu: “WB coi xuất phát điểm ở bất kỳ nơi đâu là, không một quốc gia, cộng đồng hay nền kinh tế nào có thể phát huy được tiềm năng của nó hoặc đạt được các thách thức toàn cầu của thế kỷ XXI mà không có sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ và nam giới, trẻ em nam và nữ. Đầu tư vào phụ nữ và trẻ em gái, và hướng họ đến bình đẳng là điều quan trọng để đạt được hai mục tiêu là xóa bỏ cực nghèo và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện đem lại lợi ích cho tất cả”.
Các đại biểu cũng thảo luận một số dự án ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nê-pan, Ấn Độ và quần đảo Solomon để thấy tại sao cần và làm cách nào có thể lồng ghép các vấn đề về giới trong thiết kế dự án, kinh nghiệm cụ thể đối với việc biến hoạt động bảo dưỡng đường giao thông thành một hình thức để phụ nữ tham gia và giảm nghèo một cách bền vững, các vấn đề về an toàn an ninh và ảnh hưởng của những vấn đề này đối với phụ nữ và nam giới khác nhau như thế nào. Các đại biểu đã đi thăm tỉnh Lào Cai để tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức các nhóm phụ nữ tham gia bảo dưỡng đường ở 4 xã của huyện Bắc Hà, trong đó tập trung vào đường thôn, xã./.
Những giải pháp nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay  (05/04/2016)
Ai Cập, Pháp và Palestine thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông  (05/04/2016)
Thông qua hai dự án Luật Trẻ em và Luật Báo chí (sửa đổi)  (05/04/2016)
Cả hệ thống chính trị vào cuộc chống hạn ở Tây Nguyên  (05/04/2016)
Đồng chí Đỗ Bá Tỵ và Phùng Quốc Hiển trúng cử Phó Chủ tịch Quốc hội  (05/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên