Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 28-3 đến ngày 3-4-2016)
00:08, ngày 04-04-2016
TCCSĐT - Hỗ trợ 1.000 hộ nghèo Bến Tre bị ảnh hưởng bởi mặn xâm nhập; Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc tăng phản biện chính sách; Sớm kiện toàn bộ máy Nhà nước để hoạt động có hiệu quả; Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước; Xây dựng Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang; Hải Phòng: Bắt tàu Trung Quốc chở dầu lậu xâm phạm chủ quyền Việt Nam… là những sự kiện trong nước nổi bất tuần qua.
Chủ tịch nước dự lễ công bố quyết định thành lập Học viện Tòa án
Chiều 28-3-2016, Tòa án Nhân dân tối cao đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Học viện Tòa án.
Học viện Tòa án có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ tòa án; đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các chức danh tư pháp; đào tạo đại học, sau đại học, nhằm tạo nguồn cán bộ, thẩm phán có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Chúc mừng sự ra đời của Học viện Tòa án, nhấn mạnh đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trong thực hiện cải cách tư pháp của Tòa án Nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý, Học viện phải quán triệt sâu sắc, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực tư pháp, để định hướng xây dựng và phát triển; xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ giáo viên, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.
Học viện cần coi trọng cả việc trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ cần thiết khác, cả giáo dục phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị của thẩm phán và các chức danh tòa án; giáo dục ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; phấn đấu xây dựng Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có uy tín trong nước và khu vực.
Tại buổi lễ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã trao quyết định thành lập Học viện Tòa án cho Ban lãnh đạo Học viện.
Hỗ trợ 1.000 hộ nghèo Bến Tre bị ảnh hưởng bởi mặn xâm nhập
Ngày 29-3, Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã tổ chức hỗ trợ cho 1.000 hộ nghèo ở các xã Lương Hòa, Lương Quới và Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bị ảnh hưởng bởi mặn xâm nhập. Mỗi hộ được cấp hai can nhựa chứa nước (20 lít/can); hai bình nước lọc (20 lít/bình) và một hộp Aquatabs dùng để khử khuẩn.
Công ty phân bón, hóa chất và dầu khí Tây Nam Bộ (Tập đoàn phân bón, hóa chất và dầu khí Việt Nam) cũng đã tặng cho 400 hộ nghèo ở hai xã An Hiệp và An Đức (Ba Tri), mỗi hộ một bao phân DAP và một phiếu mua hàng (xăng dầu) trị giá 200.000 đồng.
Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 184 Mẹ Việt Nam anh hùng
Ngày 29-3, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 184 mẹ; trong đó phong tặng 10 mẹ và truy tặng 174 mẹ.
Đây cũng là việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công nói chung, sự chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng.
Tỉnh Kiên Giang đã có 55 tập thể và cá nhân vinh dự được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 1.318 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; gần 60.000 người có công với nước được tặng thưởng huân chương, huy chương.
Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc tăng phản biện chính sách
Sáng 30-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị phối hợp công tác giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Năm 2015, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường phối hợp thực hiện các mặt công tác theo Quy chế đã được ký kết. Mối quan hệ phối hợp đã tạo sự tin cậy và đạt được hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, góp phần phát huy dân chủ và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn một số hạn chế cần khắc phục như việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có lúc, có việc còn chưa kịp thời; công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân có lúc chưa sâu sát.
Hai cơ quan thống nhất các trọng tâm phối hợp thời gian tiếp theo gồm: Củng cố, mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước; tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn, bảo đảm an sinh xã hội.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhưng thành công trong sự phối hợp giữa hai cơ quan năm 2015, đồng thời Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc vận động nhân sỹ trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Mặt trận Tổ quốc các cấp; tiếp tục phối hợp tốt với Chính phủ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng lưu ý Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, để phát huy quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. "Giám sát là thực hiện tinh thần của Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân; phản biện là lắng nghe các ý kiến trái chiều để đưa ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo sự đồng thuận trong nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Sớm kiện toàn bộ máy Nhà nước để hoạt động có hiệu quả
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 11, trong phiên họp sáng 30-3, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. Ngay sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Chiều cùng ngày, theo quy trình Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Nguyễn Sinh Hùng thôi giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với hình thức bỏ phiếu kín.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Người được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch Quốc hội mới là đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
Chia sẻ với báo chí bên lề Kỳ họp 11, Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, làm người lãnh đạo có hai việc: Một là đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao thì hãy cố gắng làm cho tốt việc đó, làm hết sức mình; tận tâm, tận lực, rèn luyện mình để vượt qua chính mình, cố gắng cùng với tập thể và nhân dân làm cho tốt việc được giao. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình cho tốt. “Chỉ có hai việc ấy thôi. Tôi thấy cả hai việc ấy tôi đều hoàn thành nhiệm vụ”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội
Tiếp tục thực hiện chương trình kỳ họp, sáng 31-3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia. Tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 484. Đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội, số phiếu hợp lệ 481, số phiếu không hợp lệ 3. Số phiếu đồng ý là 472; số phiếu không đồng ý là 9.
Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, có 477 phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ 7. Số phiếu đồng ý là 467, 10 phiếu không đồng ý.
Như vậy, căn cứ Nội quy kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Lễ tuyên thệ trang trọng trước Quốc hội đã được tiến hành ngay sau đó.
Tại Lễ tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã bầu tôi làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Tại phiên họp buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước
Theo chương trình làm việc, chiều 31-3, Quốc hội đã thảo luận và bỏ phiếu kín về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước, thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước và thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Tại buổi làm việc, theo quy trình, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Trương Tấn Sang thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước với hình thức bỏ phiếu kín. Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Với 458/459 đại biểu tán thành, chiếm 92,71% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Trương Tấn Sang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước mới.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng bó hoa tươi thắm đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay lời tri ân của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày người đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Vấn đề tuyên chiến với thực phẩm bẩn làm "nóng" nghị trường
Sáng 1-4, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và thảo luận về những nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Những nội dung được nhiều đại biểu đề cập và mong muốn Quốc hội, Chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới đó là công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường đầu tư; bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đặc biệt, lần đầu tiên, buổi thảo luận ghi nhận nhiều ý kiến đề nghị đưa nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Đại tướng Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước
Tiếp tục thực hiện chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, sáng 02-4, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước.
Người được đề cử vào chức danh Chủ tịch nước là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 483, số phiếu hợp lệ là 481, số phiếu không hợp lệ là 2. Số phiếu đồng ý là 452 (bằng 91,50% tổng số đại biểu Quốc hội); số phiếu không đồng ý là 29 phiếu (bằng 5,87% tổng số đại biểu Quốc hội).
Căn cứ Nội quy kỳ họp, đồng chí Trần Đại Quang đã trúng cử chức vụ Chủ tịch nước.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Với 93,12% tán thành đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Lễ tuyên thệ trang trọng trước Quốc hội đã được tiến hành ngay sau đó.
Tại Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ: “Tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực làm hết sức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Xây dựng Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang
Ngày 02-4, tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang.
Công trình Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang do Ban Liên lạc Hội Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên 1979 - 1989 làm chủ đầu tư. Công trình được triển khai xây dựng theo phương châm “xã hội hóa” với tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng tại thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Theo Đại tá Nguyễn Lư, 81 tuổi, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 3, Trung đoàn 2 Quân khu I, công trình được xây dựng nhằm tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hải Phòng: Bắt tàu Trung Quốc chở dầu lậu xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 02-4, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, lực lượng biên phòng Hải Phòng vừa bắt một tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên vùng biển của Việt Nam, trên tàu có chở theo 100 nghìn lít dầu không rõ nguồn gốc.
Trước đó, vào hồi 15h30 ngày 31-3, trong khi làm nhiệm vụ tại tọa độ 19 độ 44’N 107 độ 20’E cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, Biên đội 1 thuộc Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tàu Quỳnh Dương Phổ. Đây là tàu Trung Quốc có số hiệu 13056, công suất máy 221 kw, trên tàu có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc do Đàm Thủy Dương (sinh năm 1978 ở Đông Bản, Liêm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc) làm thuyền trưởng, xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Theo lời khai ban đầu của thuyền trưởng tàu, tàu chở số dầu trên để bán cho những tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Việt Nam./.
Học viện Tòa án có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ tòa án; đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các chức danh tư pháp; đào tạo đại học, sau đại học, nhằm tạo nguồn cán bộ, thẩm phán có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Chúc mừng sự ra đời của Học viện Tòa án, nhấn mạnh đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trong thực hiện cải cách tư pháp của Tòa án Nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý, Học viện phải quán triệt sâu sắc, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực tư pháp, để định hướng xây dựng và phát triển; xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ giáo viên, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.
Học viện cần coi trọng cả việc trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ cần thiết khác, cả giáo dục phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị của thẩm phán và các chức danh tòa án; giáo dục ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; phấn đấu xây dựng Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có uy tín trong nước và khu vực.
Tại buổi lễ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã trao quyết định thành lập Học viện Tòa án cho Ban lãnh đạo Học viện.
Hỗ trợ 1.000 hộ nghèo Bến Tre bị ảnh hưởng bởi mặn xâm nhập
Ngày 29-3, Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã tổ chức hỗ trợ cho 1.000 hộ nghèo ở các xã Lương Hòa, Lương Quới và Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bị ảnh hưởng bởi mặn xâm nhập. Mỗi hộ được cấp hai can nhựa chứa nước (20 lít/can); hai bình nước lọc (20 lít/bình) và một hộp Aquatabs dùng để khử khuẩn.
Công ty phân bón, hóa chất và dầu khí Tây Nam Bộ (Tập đoàn phân bón, hóa chất và dầu khí Việt Nam) cũng đã tặng cho 400 hộ nghèo ở hai xã An Hiệp và An Đức (Ba Tri), mỗi hộ một bao phân DAP và một phiếu mua hàng (xăng dầu) trị giá 200.000 đồng.
Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 184 Mẹ Việt Nam anh hùng
Ngày 29-3, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 184 mẹ; trong đó phong tặng 10 mẹ và truy tặng 174 mẹ.
Đây cũng là việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công nói chung, sự chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng.
Tỉnh Kiên Giang đã có 55 tập thể và cá nhân vinh dự được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 1.318 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; gần 60.000 người có công với nước được tặng thưởng huân chương, huy chương.
Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc tăng phản biện chính sách
Sáng 30-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị phối hợp công tác giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Năm 2015, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường phối hợp thực hiện các mặt công tác theo Quy chế đã được ký kết. Mối quan hệ phối hợp đã tạo sự tin cậy và đạt được hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, góp phần phát huy dân chủ và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn một số hạn chế cần khắc phục như việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có lúc, có việc còn chưa kịp thời; công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân có lúc chưa sâu sát.
Hai cơ quan thống nhất các trọng tâm phối hợp thời gian tiếp theo gồm: Củng cố, mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước; tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn, bảo đảm an sinh xã hội.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nhưng thành công trong sự phối hợp giữa hai cơ quan năm 2015, đồng thời Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc vận động nhân sỹ trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Mặt trận Tổ quốc các cấp; tiếp tục phối hợp tốt với Chính phủ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng lưu ý Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, để phát huy quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. "Giám sát là thực hiện tinh thần của Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân; phản biện là lắng nghe các ý kiến trái chiều để đưa ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo sự đồng thuận trong nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Sớm kiện toàn bộ máy Nhà nước để hoạt động có hiệu quả
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 11, trong phiên họp sáng 30-3, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. Ngay sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Chiều cùng ngày, theo quy trình Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Nguyễn Sinh Hùng thôi giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với hình thức bỏ phiếu kín.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Người được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch Quốc hội mới là đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
Chia sẻ với báo chí bên lề Kỳ họp 11, Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, làm người lãnh đạo có hai việc: Một là đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao thì hãy cố gắng làm cho tốt việc đó, làm hết sức mình; tận tâm, tận lực, rèn luyện mình để vượt qua chính mình, cố gắng cùng với tập thể và nhân dân làm cho tốt việc được giao. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình cho tốt. “Chỉ có hai việc ấy thôi. Tôi thấy cả hai việc ấy tôi đều hoàn thành nhiệm vụ”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội
Tiếp tục thực hiện chương trình kỳ họp, sáng 31-3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia. Tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 484. Đối với chức danh Chủ tịch Quốc hội, số phiếu hợp lệ 481, số phiếu không hợp lệ 3. Số phiếu đồng ý là 472; số phiếu không đồng ý là 9.
Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, có 477 phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ 7. Số phiếu đồng ý là 467, 10 phiếu không đồng ý.
Như vậy, căn cứ Nội quy kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Lễ tuyên thệ trang trọng trước Quốc hội đã được tiến hành ngay sau đó.
Tại Lễ tuyên thệ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã bầu tôi làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Tại phiên họp buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước
Theo chương trình làm việc, chiều 31-3, Quốc hội đã thảo luận và bỏ phiếu kín về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước, thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước và thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Tại buổi làm việc, theo quy trình, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Trương Tấn Sang thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước với hình thức bỏ phiếu kín. Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Với 458/459 đại biểu tán thành, chiếm 92,71% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Trương Tấn Sang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước mới.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng bó hoa tươi thắm đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay lời tri ân của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày người đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Vấn đề tuyên chiến với thực phẩm bẩn làm "nóng" nghị trường
Sáng 1-4, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và thảo luận về những nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Những nội dung được nhiều đại biểu đề cập và mong muốn Quốc hội, Chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới đó là công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường đầu tư; bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đặc biệt, lần đầu tiên, buổi thảo luận ghi nhận nhiều ý kiến đề nghị đưa nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Đại tướng Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước
Tiếp tục thực hiện chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, sáng 02-4, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước.
Người được đề cử vào chức danh Chủ tịch nước là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 483, số phiếu hợp lệ là 481, số phiếu không hợp lệ là 2. Số phiếu đồng ý là 452 (bằng 91,50% tổng số đại biểu Quốc hội); số phiếu không đồng ý là 29 phiếu (bằng 5,87% tổng số đại biểu Quốc hội).
Căn cứ Nội quy kỳ họp, đồng chí Trần Đại Quang đã trúng cử chức vụ Chủ tịch nước.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Với 93,12% tán thành đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Lễ tuyên thệ trang trọng trước Quốc hội đã được tiến hành ngay sau đó.
Tại Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ: “Tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực làm hết sức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Xây dựng Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang
Ngày 02-4, tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang.
Công trình Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang do Ban Liên lạc Hội Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên 1979 - 1989 làm chủ đầu tư. Công trình được triển khai xây dựng theo phương châm “xã hội hóa” với tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng tại thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Theo Đại tá Nguyễn Lư, 81 tuổi, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 3, Trung đoàn 2 Quân khu I, công trình được xây dựng nhằm tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hải Phòng: Bắt tàu Trung Quốc chở dầu lậu xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 02-4, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, lực lượng biên phòng Hải Phòng vừa bắt một tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên vùng biển của Việt Nam, trên tàu có chở theo 100 nghìn lít dầu không rõ nguồn gốc.
Trước đó, vào hồi 15h30 ngày 31-3, trong khi làm nhiệm vụ tại tọa độ 19 độ 44’N 107 độ 20’E cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, Biên đội 1 thuộc Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tàu Quỳnh Dương Phổ. Đây là tàu Trung Quốc có số hiệu 13056, công suất máy 221 kw, trên tàu có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc do Đàm Thủy Dương (sinh năm 1978 ở Đông Bản, Liêm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc) làm thuyền trưởng, xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Theo lời khai ban đầu của thuyền trưởng tàu, tàu chở số dầu trên để bán cho những tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi động dự án Khí Lô B - Ô Môn  (03/04/2016)
Lãnh đạo Lào, Trung Quốc, Nga gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước  (03/04/2016)
Việt Nam và Lào ký thỏa thuận tăng cường hợp tác tài chính  (03/04/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Ninh Bình  (03/04/2016)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại một số tỉnh, thành miền Nam  (03/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên