Nâng cao quyền năng kinh tế cho doanh nhân nữ trong AEC
23:01, ngày 04-03-2016
Trong hai ngày 4 và 5-3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phối hợp tổ chức Diễn đàn doanh nhân nữ ASEAN 2016 với chủ đề “Tạo thuận lợi cho doanh nhân nữ nhằm thúc đẩy sự phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN”.
Sự kiện gồm nhiều phiên thảo luận về nguồn lực tiềm năng của các doanh nhân nữ; xác định các áp lực và giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nhân nữ phát huy hơn nữa trí tuệ và tài năng để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn khu vực ASEAN; chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ trong khu vực.
Khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của sự kiện này, như một trong những hoạt động góp phần tạo thế chủ động của Việt Nam đóng góp xứng đáng và kịp thời vào sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Các doanh nhân nữ ASEAN, trong đó có các doanh nhân nữ Việt Nam cần tập trung hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết trong kinh doanh để phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng trong hội nhập.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của các doanh nhân nữ trong việc tham vấn và gợi ý chính sách cho Chính phủ các nước ASEAN nhằm thúc đẩy hội nhập, sáng tạo và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn trên trường quốc tế.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhận định, tính gắn kết của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, đặc biệt là lực lượng doanh nhân nữ sẽ tạo ra nhiều động lực phát triển cho cộng đồng kinh tế chung, cũng như giúp mỗi doanh nghiệp nói riêng tham gia chia sẻ lợi ích và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động nhiều hơn nữa trong việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại trong sản xuất kinh doanh, cũng như tăng cường năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đồng thời tích cực tham gia vào công tác cải thiện môi trường theo những chuẩn mực ngày càng được nâng cao theo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định: nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian qua. Thực tiễn đã chứng minh tính chủ động của doanh nhân nữ; tính nhạy cảm, tinh tế và giàu trách nhiệm của họ đã phát huy sức mạnh trong quản trị doanh nghiệp.
Cộng đồng ASEAN đang dần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng đi vào chiều sâu. Đây sẽ chính là môi trường, là cơ hội thúc đẩy sự vươn lên và khẳng định mình của các doanh nhân nữ, doanh nghiệp nữ trong khu vực./.
Khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của sự kiện này, như một trong những hoạt động góp phần tạo thế chủ động của Việt Nam đóng góp xứng đáng và kịp thời vào sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Các doanh nhân nữ ASEAN, trong đó có các doanh nhân nữ Việt Nam cần tập trung hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết trong kinh doanh để phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng trong hội nhập.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của các doanh nhân nữ trong việc tham vấn và gợi ý chính sách cho Chính phủ các nước ASEAN nhằm thúc đẩy hội nhập, sáng tạo và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn trên trường quốc tế.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhận định, tính gắn kết của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, đặc biệt là lực lượng doanh nhân nữ sẽ tạo ra nhiều động lực phát triển cho cộng đồng kinh tế chung, cũng như giúp mỗi doanh nghiệp nói riêng tham gia chia sẻ lợi ích và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động nhiều hơn nữa trong việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại trong sản xuất kinh doanh, cũng như tăng cường năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đồng thời tích cực tham gia vào công tác cải thiện môi trường theo những chuẩn mực ngày càng được nâng cao theo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định: nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian qua. Thực tiễn đã chứng minh tính chủ động của doanh nhân nữ; tính nhạy cảm, tinh tế và giàu trách nhiệm của họ đã phát huy sức mạnh trong quản trị doanh nghiệp.
Cộng đồng ASEAN đang dần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng đi vào chiều sâu. Đây sẽ chính là môi trường, là cơ hội thúc đẩy sự vươn lên và khẳng định mình của các doanh nhân nữ, doanh nghiệp nữ trong khu vực./.
Phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012  (04/03/2016)
Bộ Y tế quyết tâm đẩy mạnh nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn  (04/03/2016)
Nước Mỹ: hiện tại và tương lai  (04/03/2016)
Ủng hộ hòa bình, ổn định, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên  (03/03/2016)
Ngành Y tế tiếp tục chủ động lấy người bệnh làm trung tâm để phục vụ  (03/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay