Mỹ chi phối hoạt động buôn bán vũ khí tại châu Á, Trung Đông
Hoạt động chuyển giao vũ khí trên thế giới đã tăng trong mấy năm gần đây và Mỹ ngày càng chiếm vai trò chi phối, trong bối cảnh số lượng vũ khí bán cho các khách hàng châu Á, Trung Đông và châu Phi ngày một lớn.
Theo báo cáo công bố ngày 21-02-2016 của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế (SIPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), trong giai đoạn 2011 - 2015, số lượng các vụ chuyển giao vũ khí lớn, bao gồm cả hoạt động mua bán và viện trợ, đã tăng 14% so với 5 năm trước đó, trong đó Mỹ và Nga tiếp tục là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất (tăng lần lượt 27% và 28%). Các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất là Ấn Độ (chiếm tới 14%), Saudi Arabia, Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Theo SIPRI, Mỹ đã bán hoặc viện trợ vũ khí tới 96 quốc gia trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Aude Fleurant, Giám đốc Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho rằng các cuộc xung đột trong khu vực và căng thẳng giữa các quốc gia là nguyên nhân của việc Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Theo bà A. Fleurant, Mỹ xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho các khách hàng châu Á trong 5 năm qua, trong đó 41% là xuất cho Saudi Arabia và các nước Trung Đông. Ngoài ra, ngành công nghiệp vũ khí nước này hiện vẫn còn một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong đó có hơn 600 máy bay tiêm kích đa năng F-35.
Báo cáo của SIPRI xếp Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới và Ấn Độ tiếp tục là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, với tốc độ tăng 88% từ năm 2011-2015 so với 5 năm trước đó. Các khách hàng mua vũ khí “Made in China” chủ yếu là những nước châu Á, đứng đầu là Pakistan và Myanmar. Tuy nhiên, vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm 5,9% kim ngạch buôn bán vũ khí toàn cầu, kém xa Nga và Mỹ. Trong giai đoạn này, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng giảm 25%. Những năm qua, Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước nhằm hỗ trợ các tham vọng hàng hải ngày càng gia tăng của nước này tại Biển Đông và Ấn Độ Dương./.
Chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016  (22/02/2016)
Thiết lập các tiêu chí cốt lõi cho việc lựa chọn công nghệ điện hạt nhân  (22/02/2016)
Hà Nội: Đẩy mạnh thi đua, sáng tạo trong Mặt trận Tổ quốc các cấp  (22/02/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 15 đến ngày 21-02-2016  (22/02/2016)
Tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư dịp đầu Xuân  (21/02/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay