Thái Bình đón quyết định công nhận huyện nông thôn mới đầu tiên và khai mạc Lễ hội Đền Trần
Dự buổi lễ còn có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, lãnh đạo của các bộ, ngành, một số địa phương lân cận và tỉnh Thái Bình.
Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015) sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả này nằm trong kế hoạch đã được đặt ra từ trước của tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà.
Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực, chung sức của toàn Đảng, toàn quân, các tầng lớp nhân dân trong huyện.
Đến nay, huyện Hưng Hà có 25/33 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; 96,6% tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn 2,43%.
Hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu, hệ thống điện, công trình viễn thông, các công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng giáo dục, y tế, các công trình văn hóa, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà đều khẳng định ý nghĩa to lớn của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương và cho biết sẽ tiếp tục cùng với nhân dân xây dựng nông thôn giàu, đẹp hơn và giữ gìn được bản sắc của địa phương.
Tính tới nay, Hưng Hà là huyện thứ 16 của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Còn ở miền Bắc, Hưng Hà là huyện thứ 5 cùng với các huyện Hải Hậu (Nam Định), Đan Phượng (Hà Nội), Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và Lâm Thao (Phú Thọ) được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới.
Trong ngày vui của người dân Hưng Hà đón nhận danh hiệu huyện nông thôn mới, tỉnh Thái Bình cũng khai mạc Lễ hội Đền Trần Thái Bình năm Bính Thân 2016 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như biểu diễn trống hội Long Hưng, màn sử thi “Sáng mãi một Vương triều” và bắn pháo hoa tầm thấp.
Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2016 diễn ra từ ngày 20-02 đến ngày 25-02 (tức ngày 13-18 tháng Giêng âm lịch), trong đó tái hiện những phong tục, nghi lễ cổ truyền như tế lễ mở cửa đền, rước nước, thi cỗ cá, vật cầu, kéo lửa thổi cơm cần,..../.
Phê chuẩn nhân sự UBND 2 tỉnh  (21/02/2016)
Quy chế đặc biệt có giữ được nước Anh ở lại EU  (21/02/2016)
Tháng Thanh niên 2016: "Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên"  (21/02/2016)
ECB có thể tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế  (20/02/2016)
Ký quyết định quản lý sử dụng phí cho vay lại tại Bộ Tài chính  (20/02/2016)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay