Phối hợp các phong trào văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Nội dung, hình thức và vai trò của việc phối hợp các phong trào văn hóa
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Trung ương (được thành lập theo Quyết định 235, ngày 23-12-1999 của Thủ tướng Chính phủ) thì cuộc vận động này gồm 7 phong trào trực tiếp và chủ yếu: Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hóa; toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hóa; xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang, ... có nếp sống văn hóa; toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại; phong trào học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại; và phong trào học tập, lao động sáng tạo.
Từ các phong trào chủ yếu trên đây các ngành, đoàn thể đã tổ chức nhiều phong trào có lồng ghép nội dung văn hóa như xóa đói giảm nghèo, ngày vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa; ông bà mẫu mực con cháu thảo hiền; xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội;... Hiện nay, có thể có ba cách thức phối hợp các phong trào văn hoá: Các ngành, đoàn thể lồng ghép, bổ sung thêm nội dung văn hoá vào chức năng, chương trình hoạt động của mình; các ngành, đoàn thể cùng thực hiện một phong trào xã hội có lồng ghép thêm nội dung văn hoá trong quá trình tham gia vào các chương trình kinh tế - xã hội, như xóa đói giảm nghèo, dân số - kế hoạch hóa gia đình...; phối hợp theo phương châm xã hội hóa tức là các tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dưới những hình thức khác nhau trên cơ sở phát triển các quan hệ, phân công hiệp tác các phong trào văn hóa trong quá trình xã hội hóa văn hóa.
Phối hợp là kết hợp nguồn lực, chương trình hành động, nhằm vào mục tiêu chung ở mức độ nào đó; và phải xác định rõ vai trò chủ trì hoặc phối hợp của mỗi bên tham gia đối với từng phong trào văn hóa. Sự phối hợp được thúc đẩy bởi điều kiện khách quan là quan hệ phân công, hiệp tác trong quá trình xã hội hóa văn hóa và các yếu tố chủ quan (đường lối, chủ trương, pháp luật, chính sách, biện pháp,...). Như vậy, phối hợp các phong trào văn hóa là lồng ghép, tổng hợp các nguồn lực và các quan hệ phân công, hiệp tác hoạt động văn hóa cũng như xác định rõ vai trò chủ trì hoặc vai trò phối hợp của mỗi ngành, đoàn thể đối với từng phong trào văn hóa; nhờ đó phát huy có hiệu quả nguồn lực mỗi bên tham gia nhằm cùng nhau thực hiện các nội dung chính của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Thực tế cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiều nội dung mà không một ngành, đoàn thể nào đơn phương thực hiện được, nó đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngành, đoàn thể và cá nhân. Cho nên việc phối hợp các phong trào văn hóa là khách quan và việc lồng ghép diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Lồng ghép theo hướng tổng hợp nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,...) trên cơ sở xác định rõ vai trò chủ trì hoặc phối hợp của các ngành, đoàn thể, để cùng nhau thực hiện một phong trào văn hóa; hoặc để lồng ghép thêm nội dung văn hóa vào hoạt động theo chức năng của mình, nhằm góp phần thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Lồng ghép theo hướng tổng hợp các quan hệ phân công, hiệp tác trong hoạt động văn hóa.
Tiêu chí quan trọng nhất của việc phối hợp các phong trào văn hóa không chỉ là lồng ghép (hoặc ở mức cao hơn là tích hợp) các nguồn lực văn hóa hiện có, mà chủ yếu và căn bản phải là phối hợp hay tổng hợp theo hướng hệ thống hóa các quan hệ, hiệp tác trong hoạt động văn hóa. Có như vậy mới có thể tập trung các hoạt động văn hóa một cách ổn định thành phong trào văn hóa và tích cực hóa nhân tố con người trên cả hai bình diện: cá nhân và cộng đồng, trong quá trình tham gia sáng tạo các hoạt động văn hóa và thụ hưởng các thành quả từ các hoạt động đó.
Cần phải đạt tiêu chí trên đây mới có phong trào văn hóa theo đúng nghĩa của nó; tức là các hoạt động văn hóa được tập trung một cách ổn định, nhằm thực hiện một chủ đề nhất định với sự tham gia tích cực của nhiều cá nhân và cộng đồng. Nếu không đạt tiêu chí này, mà chỉ giới hạn ở việc góp chung nguồn lực thì sẽ chỉ có phong trào mang tính kỳ cuộc, hình thức; và nhiều khi có “phát” có “vận”, nhưng sẽ có rất ít hoặc không có “động”.
Mục tiêu của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là huy động nguồn lực của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, nhằm làm cho văn hóa thấm sâu vào từng người, từng cộng đồng và thúc đẩy các hoạt động văn hóa phát triển, để nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, tạo ra đời sống tinh thần văn minh ở mỗi cộng đồng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
Yêu cầu đặt ra đối với việc phối hợp các phong trào văn hóa là phải phát huy dân chủ rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; thông qua đó đoàn kết được toàn dân để xây dựng môi trường văn hóa cơ sở.
Nội dung chính trong việc phối hợp các phong trào văn hóa là xây dựng gia đình văn hóa mới; xây dựng các mô hình văn hóa tại các cộng đồng dân cư và đơn vị; xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh.
Giải pháp thực hiện sự phối hợp các phong trào văn hóa
Một là, về phương châm thực hiện.
Tính chất chung của các phong trào là có giai đoạn cao trào và giai đoạn không biểu hiện thành cao trào, tức là có tính liên tục và không liên tục. Để xác lập được phương thức phối hợp các phong trào văn hóa một cách liên tục cần phải:
- Làm rõ vị trí, vai trò của từng ban, ngành, đoàn thể; từ đó xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể đối với mỗi phong trào văn hóa;
- Chính quyền, cấp ủy các cấp phải trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp các phong trào văn hóa; phải lồng ghép thêm nội dung văn hóa vào hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp và vào các phong trào phát triển kinh tế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng tại cơ sở;
- Coi trọng việc tìm kiếm, sáng tạo các hình thức hấp dẫn để lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào văn hóa...
Phương thức phối hợp các phong trào văn hóa chỉ đạt được mục tiêu đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở khi chính quyền, cấp ủy trực tiếp quản lý, chỉ đạo và động viên trước hết được những người có uy tín trong cộng đồng tham gia tích cực (người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, doanh nhân...).
Phương thức phối hợp các phong trào văn hóa nhằm đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dựa chủ yếu vào sự vận động, do đó phải có giải pháp tiếp tục thúc đẩy xã hội hóa việc tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội vào các phong trào văn hóa. Giải pháp này đòi hỏi phải đổi mới nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, phân cấp rõ cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp từ tỉnh đến xã, đồng thời xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp và thể thức làm việc của các thành viên Ban chỉ đạo.
- Ở cấp tỉnh: Chủ động xây dựng phương hướng, nhiệm vụ lồng ghép các phong trào văn hóa trong giai đoạn 5 năm và hàng năm; trong đó đặc biệt chú ý xây dựng, hoàn thiện tiêu chí đánh giá các mô hình văn hóa, chỉ đạo phát động, giám sát thực hiện, bình xét công nhận các danh hiệu mô hình văn hóa một cách nghiêm túc; xác định rõ vai trò chủ trì hoặc phối hợp của từng thành viên Ban chỉ đạo đối với mỗi phong trào văn hóa, từ tỉnh hay thành phố đến quận, huyện.
- Ở cấp huyện: Cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo tương tự như ở cấp tỉnh, chỉ khác về thầm quyền và phạm vi chỉ đạo, giám sát thực hiện việc phối hợp các phong trào văn hóa. Đặc biệt, phải tập trung vào chức năng giám sát thực hiện phương thức phối hợp các phong trào văn hóa.
- Ở cấp xã: cơ chế hoạt động tập trung vào phát huy vai trò của Ban Văn hóa. Vì vậy, phải kiện toàn thiết chế này, để khai thác, phát huy các nguồn lực của cơ sở.
Ba là, tiếp tục xây dựng các chương trình có mục tiêu văn hóa, nhằm khai thác nguồn lực, phương tiện phối hợp các phong trào văn hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương và cơ sở đối với các phong trào văn hóa và đời sống văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục xây dựng các chương trình có mục tiêu văn hóa, nhằm phối hợp các phong trào văn hóa; thông qua cũng đó bảo đảm phối hợp thực hiện các chủ trương, biện pháp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của các ngành, đoàn thể tại địa phương và cơ sở.
Việc phối hợp các phong trào văn hóa nhằm thực hiện các chương trình có mục tiêu văn hóa sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương và cơ sở đối với các phong trào văn hóa nói riêng và môi trường văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung.
Bốn là, thúc đẩy phối hợp các phong trào văn hóa theo hướng xã hội hóa.
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo hướng phát triển các hình thức dịch vụ phi thương mại, thực chất là những hoạt động văn hóa mang tính tự nguyện, tự quản không nhằm mục đích lợi nhuận; xây dựng các cơ sở dịch vụ văn hóa thành địa chỉ văn hóa; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo hướng tiến bộ. Trước mắt, ngành văn hóa - thể thao và du lịch, thông tin, y tế, giáo dục, lao động - thương binh - xã hội hợp tác xây dựng một chương trình hành động có mục tiêu, nhằm lồng ghép các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công tác xã hội ở những địa bàn có kinh tế - xã hội phát triển, nhằm thúc đẩy việc phối hợp các phong trào văn hóa theo hướng xã hội hóa.
Xây dựng cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào công tác quản lý và kinh doanh các công trình văn hóa trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước; nhất là đầu tư xây dựng những công trình văn hóa và coi trọng khâu xã hội hóa đầu tư vào việc bảo tồn, khai thác, phát huy tác dụng của các di sản văn hóa tại nông thôn. Thúc đẩy thành lập các quỹ phát triển văn hóa của ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp,... theo tinh thần Nghị quyết 90/CP của Chính phủ về xã hội hóa văn hóa. Xây dựng quỹ đất công dành cho các thiết chế văn hóa tại cơ sở và việc sử dụng đất này nên giao cho ngành văn hóa tổ chức đấu thầu để có hình thức sử dụng hiệu quả nhất.
Phát động phong trào quyên góp, hiến tặng đất, nhà, nguồn lực tài chính,... để xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa ở cơ sở. Nhà nước có chính sách khuyến khích và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở cơ sở; ví dụ đối với tổ chức, cá nhân hiến tặng, hoặc huy động được nhiều nguồn lực (đất, tài chính...) cho việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa có thể biểu dương, thưởng bằng các hình thức ghi tên trên bảng vàng, đặt tên cho công trình, tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư, bố trí kinh doanh,...
Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm chủ trì và phối hợp của từng ban, ngành, đoàn thể đối với mỗi phong trào văn hóa, chính quyền và cấp ủy các cấp ở địa phương và cơ sở, có nhiều hình thức, nội dung phong phú, hấp dẫn để thu hút thường xuyên các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng thụ, sáng tạo văn hóa; tạo môi trường thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng để hình thành nhiều nhu cầu văn hóa, tạo nguồn lực nội sinh thúc đẩy việc phát triển bền vững các phong trào văn hóa, hạn chế tối đa tính kỳ cuộc, không ổn định của các phong trào văn hóa.
Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể cần yêu cầu đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện các phong trào văn hóa, vận động người thân, hàng xóm tham gia các phong trào văn hóa ở cơ sở; gắn tiêu chuẩn chi bộ, đảng bộ xuất sắc với việc tham gia chỉ đạo các phong trào văn hóa.
Năm là, tổ chức bộ máy thực hiện phương thức lồng ghép các phong trào văn hóa.
Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm thường trực của các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đối với việc thực hiện phương thức lồng ghép các phong trào văn hóa. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ phát huy được vai trò này nếu kịp thời tổng kết được các mô hình văn hóa mới, hoạt động thiết thực, hiệu quả; và đề xướng được các phong trào văn hóa lôi cuốn đông đảo cấp ủy, các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, ... tham gia.
Xác định rõ vai trò phối hợp chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quá trình phối hợp các phong trào văn hóa tại các cộng đồng dân cư bằng cách thống nhất đưa các loại tiêu chuẩn, quy chế công nhận “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư xuất sắc” hay “ấp văn hóa” cho đến nay vẫn do Mặt trận Tổ quốc đảm nhiệm về Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành, nhằm tăng cường sự thống nhất chỉ đạo, thực hiện cuộc vận động này.
Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên chủ chốt trong Ban chỉ đạo cuộc vận động nhằm đẩy mạnh việc lồng ghép các phong trào văn hóa tại các thôn, ấp và trường học trên địa bàn cơ sở. Đối với các đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh,... cần xác định rõ vai trò phối hợp trong một lĩnh vực nhất định của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Sáu là, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, để tổ chức tốt việc phối hợp các phong trào văn hóa trong xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở và nông thôn mới.
Tiến hành đánh giá thực trạng và điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ của những người làm công tác văn hóa chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp trong và ngoài ngành văn hóa, để có cơ sở xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ một cách hợp lý. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp phát triển văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa và nông thôn mới; bồi dưỡng về phương hướng, nhiệm vụ và phương thức phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; bồi dưỡng năng lực công tác thực tế cho đội ngũ cán bộ chuyên và không chuyên tham gia phối hợp các phong trào văn hóa; xây dựng chế độ đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở./.
Ngày 22-5 tới sẽ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (14/01/2016)
Triều Tiên lên án việc ban tổ chức diễn đàn Davos rút lại lời mời  (14/01/2016)
Nga phản bác báo cáo cuối cùng của Hà Lan về vụ MH17  (14/01/2016)
Liên hợp quốc khuyến nghị các nguyên tắc thực hiện SDGs  (14/01/2016)
Đảng Cộng sản Nam Phi điện chúc mừng Đại hội Đảng lần thứ XII  (14/01/2016)
Việt Nam lên án vụ tấn công khủng bố tại Indonesia  (14/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển