Triệu tập cuộc họp an ninh khẩn cấp sau vụ nổ lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người thiệt mạng
10:37, ngày 13-01-2016
TCCSĐT - Ngày 12-01-2015, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã triệu tập cuộc họp an ninh khẩn cấp với sự tham gia của các Bộ trưởng và quan chức cấp cao của các bộ, ngành chủ chốt sau khi xảy ra vụ nổ lớn tại một quảng trường cổ ở thành phố Istanbul, làm ít nhất 10 người chết và 15 người bị thương.
Tham gia cuộc họp này còn có Bộ trưởng Nội vụ Efkan Ala và Giám đốc Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết thủ phạm thực hiện vụ đánh bom liều chết trên chính là một thành viên của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó cũng nhận định một kẻ đánh bom liều chết người Syria là thủ phạm vụ nổ trên. Ông T. Erdogan cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ luôn mục tiêu đầu tiên của tất cả các nhóm khủng bố trong khu vực. Ông tuyên bố Ankara sẽ chống lại tất cả những nhóm khủng bố này một cách thích đáng.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus xác nhận kẻ đánh bom liều chết là người Syria, sinh năm 1988. Vụ đánh bom nghiêm trọng trên làm 10 người thiệt mạng trong đó có tới 9 nạn nhân mang quốc tịch Đức. Những hình ảnh ghi lại được cho thấy thi thể nạn nhân nằm ngổn ngang tại vị trí gần nhà thờ Hồi giáo có từ Đế chế Ottoman ở quảng trường Sultanahmet, khu vực tập trung nhiều đài kỷ niệm lịch sử nhất ở Istanbul.
Ngay khi xác định được thông tin ban đầu về các nạn nhân, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đã điện đàm chia sẻ với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Phát biểu với báo giới ở Berlin, bà A.Merkel cũng xác nhận rằng một số công dân Đức có thể nằm trong số nạn nhân thiệt mạng: "Chúng tôi chưa có thông tin đầy đủ, nhưng chúng tôi lo ngại một số công dân Đức có thể là nạn nhân thiệt mạng hoặc bị thương". Thủ tướng Đức nhấn mạnh vụ tấn công này sẽ chỉ càng làm Berlin quyết tâm hơn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Đức đã cảnh báo công dân n ước này tránh đám đông cũng như tránh du l ịch tới các đ ịa đi ểm trong thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ này.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố sát cánh với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại mọi hình thức khủng bố. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, nhấn mạnh rằng hai bên phải "tăng cường các nỗ lực nhằm chống lại bạo lực cực đoan" và lưu ý rằng đây sẽ là một ưu tiên của hội nghị cấp cao EU-Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến diễn ra tại Brussels vào tháng 11 tới.
Trước đó chỉ vài giờ, một vụ nổ lớn chưa rõ nguyên nhân đã xảy ra tại Sultanahmet - một quảng trường cổ ở trung tâm Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thông báo từ Văn phòng Thị trưởng thành phố Istanbul có ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong vụ nổ này.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang phong tỏa hiện trường, đưa người dân sơ tán khỏi khu vực này vì lo ngại sẽ có thêm vụ nổ thứ hai.Nhà chức trách đang tiến hành điều tra, song nhận định nhiều khả năng đây là một vụ đánh bom liều chết.
Trong khuôn viên Quảng trường cổ Sultanahmet có nhà thờ Hồi giáo Blue và Bảo tàng Hagia Sophia - một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch ở Istanbul.
Cách đây ít ngày, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt giữ 42 đối tượng tình nghi là thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở thành phố Istanbul và tỉnh miền Nam Adana. Cảnh sát chống khủng bố đã đồng loạt tiến hành nhiều chiến dịch tại 5 quận ở Istanbul, bắt giữ 10 đối tượng. Theo báo chí địa phương, những đối tượng này đã liên lạc với những phiến quân IS tại các vùng xung đột và thường xuyên tới khu vực đó.
Ngoài ra, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt giữ 23 đối tượng tình nghi khác ở tỉnh Adana, trong đó có 16 người nước ngoài gồm 01 phụ nữ Nga và 15 người Ai Cập đang có ý định gia nhập IS, 07 công dân Thổ Nhĩ Kỳ được cho là tổ chức tuyển mộ tân binh cho IS cùng 09 đối tượng mang quốc tịch nước ngoài bị tình nghi là thành viên tổ chức khủng bố IS bị bắt giữ ở tỉnh miền Nam Kilis khi đang tìm cách vượt biên trái phép từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời gian qua, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra nhiều vụ nổ bom lớn. Hơn 30 người đã thiệt mạng khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành vụ tấn công liều chết tại thị trấn Suruc, gần biên giới với Syria, hồi tháng 7-2015. Tiếp sau đó, tháng 10-2015, hai vụ đánh bom liều chết cũng đã xảy ra bên ngoài một nhà ga đường sắt lớn ở thủ đô Ankara làm hơn 100 người chết. Cơ quan công tố Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng vụ tấn công này cũng do một chi nhánh địa phương của IS tiến hành./.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết thủ phạm thực hiện vụ đánh bom liều chết trên chính là một thành viên của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó cũng nhận định một kẻ đánh bom liều chết người Syria là thủ phạm vụ nổ trên. Ông T. Erdogan cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ luôn mục tiêu đầu tiên của tất cả các nhóm khủng bố trong khu vực. Ông tuyên bố Ankara sẽ chống lại tất cả những nhóm khủng bố này một cách thích đáng.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus xác nhận kẻ đánh bom liều chết là người Syria, sinh năm 1988. Vụ đánh bom nghiêm trọng trên làm 10 người thiệt mạng trong đó có tới 9 nạn nhân mang quốc tịch Đức. Những hình ảnh ghi lại được cho thấy thi thể nạn nhân nằm ngổn ngang tại vị trí gần nhà thờ Hồi giáo có từ Đế chế Ottoman ở quảng trường Sultanahmet, khu vực tập trung nhiều đài kỷ niệm lịch sử nhất ở Istanbul.
Ngay khi xác định được thông tin ban đầu về các nạn nhân, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đã điện đàm chia sẻ với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Phát biểu với báo giới ở Berlin, bà A.Merkel cũng xác nhận rằng một số công dân Đức có thể nằm trong số nạn nhân thiệt mạng: "Chúng tôi chưa có thông tin đầy đủ, nhưng chúng tôi lo ngại một số công dân Đức có thể là nạn nhân thiệt mạng hoặc bị thương". Thủ tướng Đức nhấn mạnh vụ tấn công này sẽ chỉ càng làm Berlin quyết tâm hơn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Đức đã cảnh báo công dân n ước này tránh đám đông cũng như tránh du l ịch tới các đ ịa đi ểm trong thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ này.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố sát cánh với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại mọi hình thức khủng bố. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, nhấn mạnh rằng hai bên phải "tăng cường các nỗ lực nhằm chống lại bạo lực cực đoan" và lưu ý rằng đây sẽ là một ưu tiên của hội nghị cấp cao EU-Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến diễn ra tại Brussels vào tháng 11 tới.
Trước đó chỉ vài giờ, một vụ nổ lớn chưa rõ nguyên nhân đã xảy ra tại Sultanahmet - một quảng trường cổ ở trung tâm Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thông báo từ Văn phòng Thị trưởng thành phố Istanbul có ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong vụ nổ này.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang phong tỏa hiện trường, đưa người dân sơ tán khỏi khu vực này vì lo ngại sẽ có thêm vụ nổ thứ hai.Nhà chức trách đang tiến hành điều tra, song nhận định nhiều khả năng đây là một vụ đánh bom liều chết.
Trong khuôn viên Quảng trường cổ Sultanahmet có nhà thờ Hồi giáo Blue và Bảo tàng Hagia Sophia - một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch ở Istanbul.
Cách đây ít ngày, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt giữ 42 đối tượng tình nghi là thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở thành phố Istanbul và tỉnh miền Nam Adana. Cảnh sát chống khủng bố đã đồng loạt tiến hành nhiều chiến dịch tại 5 quận ở Istanbul, bắt giữ 10 đối tượng. Theo báo chí địa phương, những đối tượng này đã liên lạc với những phiến quân IS tại các vùng xung đột và thường xuyên tới khu vực đó.
Ngoài ra, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt giữ 23 đối tượng tình nghi khác ở tỉnh Adana, trong đó có 16 người nước ngoài gồm 01 phụ nữ Nga và 15 người Ai Cập đang có ý định gia nhập IS, 07 công dân Thổ Nhĩ Kỳ được cho là tổ chức tuyển mộ tân binh cho IS cùng 09 đối tượng mang quốc tịch nước ngoài bị tình nghi là thành viên tổ chức khủng bố IS bị bắt giữ ở tỉnh miền Nam Kilis khi đang tìm cách vượt biên trái phép từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời gian qua, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra nhiều vụ nổ bom lớn. Hơn 30 người đã thiệt mạng khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành vụ tấn công liều chết tại thị trấn Suruc, gần biên giới với Syria, hồi tháng 7-2015. Tiếp sau đó, tháng 10-2015, hai vụ đánh bom liều chết cũng đã xảy ra bên ngoài một nhà ga đường sắt lớn ở thủ đô Ankara làm hơn 100 người chết. Cơ quan công tố Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng vụ tấn công này cũng do một chi nhánh địa phương của IS tiến hành./.
Hơn 1.500 xã trên cả nước được công nhận chuẩn nông thôn mới  (13/01/2016)
Triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam và công cuộc đổi mới đất nước”  (13/01/2016)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập  (13/01/2016)
Kỷ niệm 66 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc  (13/01/2016)
Bổ sung trên 141 tỷ đồng kinh phí tổng điều tra rừng toàn quốc  (13/01/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa  (13/01/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay