Nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Đây là một số thông tin trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 07, quý III-2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê công bố mới đây.
Lao động tăng nhiều nhất trong ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo”
Quý III-2015, cả nước có 53,17 triệu người có việc làm, tăng 637,56 nghìn người so với quý II-2015; trong đó khu vực thành thị có 16,22 triệu người (chiếm 30,5%), tăng 493,70 nghìn người; khu vực nông thôn có 36,95 triệu người (chiếm 69,5%), tăng 133,86 nghìn người; việc làm của nữ là 25,73 triệu người (chiếm 48,4%), tăng 210,33 nghìn người; việc làm của nam là 27,44 triệu người (chiếm 51,6%), tăng 427,23 nghìn người so với quý II-2015.
So với quý II-2015, các ngành có số lao động tăng nhiều nhất là “công nghiệp chế biến, chế tạo” (tăng 881 nghìn người); tiếp theo là “xây dựng” (tăng 408 nghìn người); “bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” (tăng 50 nghìn người); “sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí” (tăng 42 nghìn người); “khai khoáng” (tăng 38 nghìn người).
Các ngành giảm lao động nhiều nhất là “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” (giảm 861 nghìn người), “nghệ thuật, vui chơi giải trí” (giảm 20 nghìn người), hoạt động kinh doanh bất động sản (giảm 17 nghìn người).
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng 4,3%
Trong quý III-20115, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 4,61 triệu đồng; của lao động nam là 4,83 triệu đồng; lao động nữ là 4,30 triệu đồng (bằng 89% của lao động nam). Thu nhập bình quân tháng của lao động thành thị là 5,38 triệu đồng; của lao động nông thôn là 4,0 triệu đồng (bằng 74,3% của lao động thành thị).
So với quý II-2015, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng bình quân 147 nghìn đồng (4,3%), với mức tăng cao hơn ở các nhóm lao động có mức tiền lương thấp. Theo nhóm nghề, lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp tăng cao nhất (tăng 186 nghìn đồng); thấp nhất là nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao (tăng 79 nghìn đồng). Theo hình thức sở hữu, lao động cá thể có mức tăng cao nhất (tăng 190 nghìn đồng), tiếp đó là lao động trong khu vực tập thể (tăng 145 nghìn đồng); thấp nhất là lao động trong doanh nghiệp nhà nước (tăng 9 nghìn đồng). Lao động nông thôn có mức tăng cao hơn lao động thành thị (tương ứng 165 nghìn người và 122 nghìn đồng), lao động nữ có mức tăng cao hơn lao động nam (tương ứng 164 nghìn đồng và 136 nghìn đồng).
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên
Cả nước có 1.128,7 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, giảm 15,9 nghìn người so với quý II-2015. Nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (trong đó 117,3 nghìn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 225,5 nghìn người có trình độ đại học trở lên). Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này thậm chí có xu hướng tăng, cụ thể: nhóm có trình độ cao đẳng nghề tăng từ 4,76% lên 7,95%; cao đăng chuyên nghiệp tăng từ 6,79% lên 7,93%; đại học trở lên tăng từ 4,60% lên 4,88%. Điều này cho thấy giữa cung và cầu của nhóm này tiếp tục bất cập.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15 - 24 tuổi) tiếp tục tăng, lên đến 7,30% (so với 6,68% quý II-2015), cao gấp 3,1 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung; đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị tăng từ 11,84% quý II lên 12,12% trong quý III. Tỷ lệ này cho thấy cần tiếp tục tập trung hỗ trợ việc chuyển tiếp cho thanh niên từ nhà trường đến thị trường lao động.
Với tính hình tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong năm 2015, dự kiến tốc độ tăng GDP quý IV-2015 sẽ đạt 6,9% và cả năm sẽ đạt trên 6,5%. Tăng trưởng kinh tế được cải thiện, đang và sẽ tác động tích cực tới thị trường lao động./.
Phát triển nhận thức của Đảng ta về một số nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (26/12/2015)
10 Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2016  (25/12/2015)
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lào ký Kế hoạch hợp tác năm 2016  (25/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Nhân đại Hồ Nam  (25/12/2015)
Bình Định, Đồng Nai bầu bổ sung một số chức danh lãnh đạo chủ chốt  (25/12/2015)
Năm then chốt hoàn tất công tác chuẩn bị cho Năm APEC 2017  (25/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển