Tọa đàm khoa học “Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”
21:25, ngày 18-12-2015
Nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, ngày 18-12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”.
Tọa đàm nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả của sự hợp tác hai bên thời gian qua, thúc đẩy hợp tác phát triển trong thời gian tới và tìm kiếm giải pháp để thực hiện các công việc hiệu quả, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho Việt Nam - Hoa Kỳ trong tương lai.
Tọa đàm có 4 phiên thảo luận về quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại; giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; khoa học, công nghệ và môi trường; bối cảnh và dự báo hợp tác phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Các đại biểu khẳng định: 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ hợp tác liên tục được mở rộng và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn. Nét nổi bật trong quan hệ giữa hai quốc gia chính là quan hệ thương mại. Hợp tác thương mại, đầu tư là trọng tâm và động lực của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thời điểm trước bình thường hóa vào năm 1995, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt khoảng 400 triệu USD, sau 20 năm thương mại hai nước đã tăng khoảng 100 lần, nhiều khả năng sẽ vượt 40 tỷ USD vào năm 2015. Đáng chú ý, Việt Nam luôn là nước xuất siêu, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 30,6 tỷ USD và nhập khẩu 5,7 tỷ USD.
Từ năm 2005, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng từ 17% - 20%/năm. Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 20 trong số các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đứng đầu các nước ASEAN. Tính đến năm nay, Hoa Kỳ có 742 dự án đầu tư, là nhà đầu tư lớn thứ bảy tại Việt Nam, với số vốn hơn 11 tỷ USD.
Lĩnh vực khoa học công nghệ giữa hai nước cũng có bước tiến đáng chú ý, tạo tiền đề cho hợp tác sâu và hiệu quả hơn giữa hai nước. Trong 15 năm qua, các nhà khoa học hai nước đã có nhiều thành tựu nghiên cứu chung trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực y dược, nông nghiệp, khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hai bên cũng đã phối hợp trao đổi kinh nghiệm xây dựng cơ sở pháp lý thông qua xây dựng các đạo luật liên quan đến khoa học - công nghệ hướng tới doanh nghiệp, hướng tới thị trường, tới đây là hướng đến hệ sinh thái khởi nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục được tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các vấn đề về lao động và xã hội được xem là những vấn đề ưu tiên quan tâm của cả hai bên, trên các diễn đàn song phương và đa phương.
Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận phân tích những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước; cho rằng cơ hội mở rộng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phía trước rất lớn, đặc biệt từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius cho rằng kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành Đối tác toàn diện năm 2013, hai nước đã cho thế giới nhìn thấy ý nghĩa của việc vươn lên từ lịch sử và thúc đẩy một mối quan hệ. Tinh thần đó cần được duy trì để xây dựng một tầm nhìn cho 20 năm nữa và xa hơn.
Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh nếu hai nước tiếp tục phát triển, làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác, kể từ bây giờ giới trẻ ở hai quốc gia hãy cùng nhau sáng tạo, phát triển những cơ hội kinh doanh và đầu tư mới.
Đại sứ tin tưởng nếu tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác như hiện nay, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam./.
Tọa đàm có 4 phiên thảo luận về quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại; giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; khoa học, công nghệ và môi trường; bối cảnh và dự báo hợp tác phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Các đại biểu khẳng định: 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ hợp tác liên tục được mở rộng và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn. Nét nổi bật trong quan hệ giữa hai quốc gia chính là quan hệ thương mại. Hợp tác thương mại, đầu tư là trọng tâm và động lực của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thời điểm trước bình thường hóa vào năm 1995, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt khoảng 400 triệu USD, sau 20 năm thương mại hai nước đã tăng khoảng 100 lần, nhiều khả năng sẽ vượt 40 tỷ USD vào năm 2015. Đáng chú ý, Việt Nam luôn là nước xuất siêu, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 30,6 tỷ USD và nhập khẩu 5,7 tỷ USD.
Từ năm 2005, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng từ 17% - 20%/năm. Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 20 trong số các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đứng đầu các nước ASEAN. Tính đến năm nay, Hoa Kỳ có 742 dự án đầu tư, là nhà đầu tư lớn thứ bảy tại Việt Nam, với số vốn hơn 11 tỷ USD.
Lĩnh vực khoa học công nghệ giữa hai nước cũng có bước tiến đáng chú ý, tạo tiền đề cho hợp tác sâu và hiệu quả hơn giữa hai nước. Trong 15 năm qua, các nhà khoa học hai nước đã có nhiều thành tựu nghiên cứu chung trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực y dược, nông nghiệp, khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hai bên cũng đã phối hợp trao đổi kinh nghiệm xây dựng cơ sở pháp lý thông qua xây dựng các đạo luật liên quan đến khoa học - công nghệ hướng tới doanh nghiệp, hướng tới thị trường, tới đây là hướng đến hệ sinh thái khởi nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục được tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các vấn đề về lao động và xã hội được xem là những vấn đề ưu tiên quan tâm của cả hai bên, trên các diễn đàn song phương và đa phương.
Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận phân tích những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước; cho rằng cơ hội mở rộng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phía trước rất lớn, đặc biệt từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius cho rằng kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành Đối tác toàn diện năm 2013, hai nước đã cho thế giới nhìn thấy ý nghĩa của việc vươn lên từ lịch sử và thúc đẩy một mối quan hệ. Tinh thần đó cần được duy trì để xây dựng một tầm nhìn cho 20 năm nữa và xa hơn.
Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh nếu hai nước tiếp tục phát triển, làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác, kể từ bây giờ giới trẻ ở hai quốc gia hãy cùng nhau sáng tạo, phát triển những cơ hội kinh doanh và đầu tư mới.
Đại sứ tin tưởng nếu tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác như hiện nay, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam./.
Lệnh của Chủ tịch nước công bố chín Luật và hai Nghị quyết  (18/12/2015)
Phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho bảy cá nhân  (18/12/2015)
Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện giữa EU với Việt Nam  (18/12/2015)
Hội nghị triển khai Luật Thống kê - hướng tới giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững  (18/12/2015)
Hồ sơ Iran: khép lại nhưng còn những tranh cãi  (18/12/2015)
Thu hẹp khoảng cách phát triển - Ưu tiên hàng đầu của ASEAN  (18/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên