Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Tiểu vùng Mê Công Hà Nội
22:14, ngày 14-12-2015
TCCSĐT - Sáng 14-12-2015, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Inđônêxia, tổ chức diễn đàn “Đối thoại chính sách quốc gia”, trong đó tập trung bàn thảo các nội dung về sự phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong.
Tham dự diễn đàn có các đại biểu đại diện của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Nghiên cứu Chính sách, Chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (IPSARD), các chuyên gia thế giới, các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và giới học thuật. Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh nông nghiệp dịch chuyển khỏi mô hình phát triển truyền thống, trong đó các hộ nông dân đóng vai trò là lực lượng sản xuất chủ đạo trong nông nghiệp và có đóng góp khiêm tốn vào tổng GDP quốc gia. Diễn đàn nhằm kiến tạo cơ hội thảo luận, chia sẻ góc nhìn và quan điểm về hướng đi trong tương lai của ngành nông nghiệp trong khu vực, những cơ hội cũng như thách thức đặt ra dưới góc nhìn về chính sách nhằm bảo đảm giá trị gia tăng cho nông nghiệp.
Diễn giả chính của Diễn đàn là Giáo sư Sisira Jayasuriya, Giám đốc Trung tâm Kinh tế phát triển và bền vững, chuyên gia Kinh tế học của Đại học Monash, Australia. Tại Diễn đàn, giáo sư đã trình bày về cách thức và sự biến chuyển, thay đổi trong nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu, cùng với áp lực về nguồn tài nguyên khan hiếm, đang mở ra những cơ hội to lớn song hành với những thách thức và rủi ro đặt ra cho ngành nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong.
Giáo sư Sisira Jayasuriya cho rằng, khu vực Tiểu vùng sông Mekong có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp như đất đai, nguồn nước, khí hậu và cả con người. Khu vực này cũng nằm cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vấn đề là phải tận dụng được những lợi thế đó để phát triển. Theo đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn mà các thị trường nhập khẩu yêu cầu, Giáo sư Sisira Jayasuriya lưu ý Chính phủ cần hỗ trợ và có những chính sách về việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp đỡ các nông hộ nhỏ lẻ liên kết với các doanh nghiệp lớn để đạt được lợi ích tối đa.
Tại hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế cũng chia sẻ về cách thức biến chuyển, thay đổi trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, cùng với áp lực về nguồn tài nguyên khan hiếm, đang mở ra những cơ hội to lớn song hành với những thách thức và rủi ro đặt ra cho ngành nông nghiệp tại Tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung phân tích các vấn đề như: tái cơ cấu nông nghiệp; nhu cầu kết nối các doanh nghiệp và người nông dân trong nước với các thị trường xuất khẩu; phát triển và định vị thương hiệu sản phẩm; phương thức xây dựng một Tiểu vùng sông Mekong với các điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; vai trò của chuỗi siêu thị trong việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm; vai trò của dịch vụ logistics và tầm quan trọng của thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp; phát triển nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong để tận dụng tối ưu chuỗi giá trị quốc gia và toàn cầu; tái cơ cấu nông nghiệp và tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng cho nông nghiệp;
Theo các đại biểu, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp cần tăng cường hiện đại hóa và đổi mới khâu chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm. Trên con đường hướng tới một ngành nông nghiệp năng động thì những vấn đề như tạo dựng thương hiệu cho marketing - bài học của mặt hàng gạo; tầm quan trọng của việc kết nối giữa người nông dân và các doanh nghiệp trong nước với các công ty có trụ sở tại các thị trường xuất khẩu; cách thức phát triển môi trường thân thiện cho sản xuất nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong; chính sách thu mua hàng và sự vận dụng trong thực tế; yếu tố cảm xúc trong việc tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp;... là những vấn đề cần được quan tâm./.
Diễn giả chính của Diễn đàn là Giáo sư Sisira Jayasuriya, Giám đốc Trung tâm Kinh tế phát triển và bền vững, chuyên gia Kinh tế học của Đại học Monash, Australia. Tại Diễn đàn, giáo sư đã trình bày về cách thức và sự biến chuyển, thay đổi trong nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu, cùng với áp lực về nguồn tài nguyên khan hiếm, đang mở ra những cơ hội to lớn song hành với những thách thức và rủi ro đặt ra cho ngành nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong.
Giáo sư Sisira Jayasuriya cho rằng, khu vực Tiểu vùng sông Mekong có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp như đất đai, nguồn nước, khí hậu và cả con người. Khu vực này cũng nằm cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vấn đề là phải tận dụng được những lợi thế đó để phát triển. Theo đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn mà các thị trường nhập khẩu yêu cầu, Giáo sư Sisira Jayasuriya lưu ý Chính phủ cần hỗ trợ và có những chính sách về việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp đỡ các nông hộ nhỏ lẻ liên kết với các doanh nghiệp lớn để đạt được lợi ích tối đa.
Tại hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế cũng chia sẻ về cách thức biến chuyển, thay đổi trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, cùng với áp lực về nguồn tài nguyên khan hiếm, đang mở ra những cơ hội to lớn song hành với những thách thức và rủi ro đặt ra cho ngành nông nghiệp tại Tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung phân tích các vấn đề như: tái cơ cấu nông nghiệp; nhu cầu kết nối các doanh nghiệp và người nông dân trong nước với các thị trường xuất khẩu; phát triển và định vị thương hiệu sản phẩm; phương thức xây dựng một Tiểu vùng sông Mekong với các điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; vai trò của chuỗi siêu thị trong việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm; vai trò của dịch vụ logistics và tầm quan trọng của thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp; phát triển nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong để tận dụng tối ưu chuỗi giá trị quốc gia và toàn cầu; tái cơ cấu nông nghiệp và tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng cho nông nghiệp;
Theo các đại biểu, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp cần tăng cường hiện đại hóa và đổi mới khâu chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm. Trên con đường hướng tới một ngành nông nghiệp năng động thì những vấn đề như tạo dựng thương hiệu cho marketing - bài học của mặt hàng gạo; tầm quan trọng của việc kết nối giữa người nông dân và các doanh nghiệp trong nước với các công ty có trụ sở tại các thị trường xuất khẩu; cách thức phát triển môi trường thân thiện cho sản xuất nông nghiệp tại Tiểu vùng sông Mekong; chính sách thu mua hàng và sự vận dụng trong thực tế; yếu tố cảm xúc trong việc tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp;... là những vấn đề cần được quan tâm./.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có những bước tiến vượt bậc và thực chất  (14/12/2015)
Việt Nam coi Nga là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại  (14/12/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Lào tham dự chương trình “Theo dấu chân Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản  (14/12/2015)
Canada viện trợ hơn 210 tỷ đồng cho dự án phát triển hợp tác xã  (14/12/2015)
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp đoàn cựu chiến binh Trung Quốc  (14/12/2015)
Tổng Bí thư phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13  (14/12/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay