Ngành thanh tra đã phát hiện trên 200.000 tỷ đồng vi phạm
Tham nhũng ngày càng tinh vi hơn
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết thời gian qua, ngành thanh tra cả nước đã cố gắng để cùng với các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, vừa phát hiện, vừa răn đe những hành vi tiêu cực và phát hiện dấu hiệu tham nhũng.
Ngành thanh tra thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức nhiều cuộc thanh tra. Riêng Thanh tra thành phố Hà Nội 9 tháng đầu năm đã chuyển 7 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ. Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh chuyển được 4 vụ việc.
Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá, đây là những hoạt động tích cực được Thanh tra hai thành phố triển khai trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, với việc xác định tội danh tham nhũng, theo quy định của pháp luật, chỉ khi nào Tòa án phán quyết thì mới khẳng định là tội danh tham nhũng hay tội danh khác.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, công tác thanh tra trong thời gian vừa qua đã phát hiện tham nhũng có biểu hiện lợi ích nhóm. Tham nhũng, lợi ích nhóm hiện nay rất tinh vi và đặc biệt gây hậu quả rất lớn.
Tham nhũng, lợi ích nhóm câu kết với nhau rất chặt chẽ, tinh vi, khiến cơ quan chức năng khó phát hiện; làm vô hiệu hóa thiết chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; tạo ra lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách. Vì vậy, thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng cần các biện pháp đồng bộ, thiết thực để ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý các hành vi tham nhũng nói chung, trong đó có tham nhũng lợi ích nhóm.
Tiến bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, tại Việt Nam trong những năm vừa qua, việc thực thi các công ước của Liên hợp quốc cũng như thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong 15 năm qua, năm 2001, Việt Nam được Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá mức điểm 25 trên thang điểm 100. Năm 2010, Việt Nam tăng lên mức 27 điểm. Năm 2014, Việt Nam đạt mức 31 điểm.
Quốc tế đã đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam trên nhiều yếu tố về hoàn thiện thể chế; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền, Tổng Thanh tra cho biết.
Vấn đề hoàn thiện thể chế, Việt Nam đã thực hiện rất sớm từ Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012. Bên cạnh đó, nhiều luật khác liên quan đã điều chỉnh hành vi tham nhũng và quy định về phòng, chống tham nhũng.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để sửa đổi Luật một cách toàn diện. Việt Nam đã đề ra chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020; ngày càng phát huy dân chủ và công khai minh bạch. Hiến pháp năm 2013 được lấy ý kiến toàn dân, ngoài ra các luật, nghị định, thông tư của các cơ quan Nhà nước đều được lấy ý kiến người dân đóng góp.
Tính minh bạch còn thể hiện ở chỗ, Chính phủ, chính quyền các địa phương thường xuyên công khai các hoạt động, chính sách để người dân giám sát ở các diễn đàn, phiên họp Quốc hội... Bên cạnh đó, quốc tế đánh giá trách nhiệm giải trình của Việt Nam tốt so với một số nước trên thế giới. Chính phủ, chính quyền các cấp thường xuyên giải trình về những vấn đề người dân quan tâm.
Trong thời gian qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2011-2015, ngành thanh tra đã cố gắng để chấn chỉnh các hoạt động kinh tế-xã hội, đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp tình hình thực tế nhằm hạn chế tham nhũng, tiêu cực. Toàn ngành đã thanh tra trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành, phát hiện trên 200.000 tỷ đồng vi phạm và chuyển cơ quan điều tra.
Về kết quả đôn đốc, xử lý sau thanh tra, sau 5 năm bình quân tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản Nhà nước đạt gần 50%, riêng 2014 thu hồi được 69%, năm 2015 là 70%. Có thể nói, kết quả cho thấy sự đổi mới từ xây dựng kế hoạch, đến quản lý điều hành và nâng cao trách nhiệm, chất lượng cán bộ để làm tốt công tác thanh tra, vừa đảm bảo là công cụ của Nhà nước vừa là giải pháp ngăn ngừa vi phạm pháp luật về tham nhũng.
Tích cực phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội lần thứ XII của Đảng, trong năm 2014 và 2015, Thanh tra Chính phủ quan tâm phối hợp các cấp, ngành, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, đặc biệt những vụ việc tụ tập đông người, bức xúc kéo dài để đảm bảo ổn định, an ninh trật tự phục vụ Đại hội Đảng. Tuy khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhưng cơ bản đã kiểm soát được tình hình, đảm bảo hoạt động, thành công của Đại hội Đảng các cấp và kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Đồng chí Huỳnh Phong Tranh cho biết một số giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới như Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành thực hiện giao ban về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở 3 khu vực (Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung-Tây Nguyên và khu vực phía Bắc); tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương để giải quyết dứt điểm khiếu nại tố cáo, tránh để kéo dài, tụ tập đông người, phức tạp.
Thanh tra Chính phủ tăng cường phối hợp công tác để tạo sự đồng thuận của người dân, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ về khiếu nại tố cáo; đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân sắp tới./
Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II  (13/12/2015)
Huy động lòng yêu nước, sáng kiến của mọi người dân Việt Nam  (13/12/2015)
Diễn đàn: “Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC 2015”  (13/12/2015)
Việt Nam hoan nghênh việc nhất trí thông qua Thỏa thuận Paris  (13/12/2015)
Hạ thủy giàn khoan tự nâng lớn nhất từ trước đến nay  (13/12/2015)
Việt Nam và thỏa thuận lịch sử của COP 21  (13/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển