Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra vào ngày 22-5-2016
Sáng 24-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Về Ngày bầu cử, theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì Quốc hội quyết định Ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ quy định nêu trên của pháp luật và trên cơ sở tổng kết các cuộc bầu cử gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là Chủ nhật, ngày 22-5-2016.
Về việc công bố Ngày bầu cử, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trước ngày bầu cử 115 ngày.
Về việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, căn cứ Điều 117 của Hiến pháp và Điều 12 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng Bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập có từ 15-21 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo và tính đại diện của Hội đồng Bầu cử quốc gia, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Hội đồng Bầu cử ở Trung ương trong công tác bầu cử một số nhiệm kỳ gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia với số lượng và cơ cấu như sau:
Về số lượng, cơ cấu, thành phần Hội đồng Bầu cử quốc gia
Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Bầu cử quốc gia theo quy định của Luật Bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định số lượng của Hội đồng Bầu cử quốc gia là 21 thành viên.
Cơ cấu Hội đồng Bầu cử quốc gia có đại diện của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, gồm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia là Chủ tịch Quốc hội; bốn Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm một Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, một Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 16 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm ba Phó Chủ tịch Quốc hội (để trực tiếp phụ trách ba Tiểu ban của Hội đồng), Trưởng ban Tổ chức trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban công tác đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Về nhân sự Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia
Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội trân trọng giới thiệu đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Ngay sau khi nghe Tờ trình, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết về Ngày bầu cử và việc quyết định thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia.
100% đại biểu Quốc hội có mặt đã tán thành ngày Chủ nhật, 22-5-2016 là Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
100% đại biểu có mặt đã tán thành thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia với số lượng, cơ cấu, thành phần Hội đồng Bầu cử quốc gia như Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong buổi sáng 24-11, các Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia. Sau đó Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự (sửa đổi)./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rời Hà Nội, lên đường thăm Đức  (24/11/2015)
Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay  (24/11/2015)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2015)  (24/11/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2015)  (24/11/2015)
Khai mạc hội thảo quốc tế về vấn đề an ninh ở khu vực Biển Đông  (23/11/2015)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay