Các thành viên của Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội
23:58, ngày 17-11-2015
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 10, ngày 17-11, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn và nghe các thành viên của Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội
Tăng cường quản lý nợ công
Là người trả lời chất vấn đầu tiên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 17-11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến vấn đề nợ công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan…
Liên quan đến nợ công, Bộ trưởng cho biết, theo yêu cầu quản lý mục tiêu của quản lý chiến lược nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, nợ công của Việt Nam không quá 65% GDP, trong đó nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50%.
Nhìn lại 5 năm, năm 2011 nợ công là 50%, năm 2014 là 59,6% và dự kiến năm 2015 nợ công là 61,3%. Đối chiếu lại chiến lược và đối chiếu lại các chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công cho thấy, Việt Nam đã đạt được 5 chỉ tiêu, chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt là bù đắp bội, chi ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề xuất cần có giải pháp mềm dẻo hơn để từng bước tái cơ cấu lại nợ và bảo đảm an toàn nợ công như đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu; đề xuất Quốc hội cho phát hành thêm trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu lại nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ trong nước của Chính phủ.
Cho biết nợ công vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, tốc độ tăng vừa qua là quá cao 20%/năm.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02 để tăng cường quản lý nợ công với các nội dung chủ yếu: Tổng kết, đánh giá lại chiến lược nợ công đến năm 2020 tầm nhìn 2030 cũng như Luật Nợ công, cần thiết sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa trong thời gian tới; Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới đồng thời, tiếp tục kiên quyết với nợ công, chỉ đầu tư cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng thiết yếu theo quy hoạch; Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư chất lượng công trình theo đúng quy định; Khẩn trương cơ cấu lại nợ công, tăng tỷ trọng vay dài hạn; tăng tỷ trọng vay trong nước và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt có bảo lãnh, không mở rộng diện và cho nợ có mục tiêu để ưu tiên. Tăng dần tỷ lệ cho vay lại và giảm dần tỷ lệ cấp pháp, tăng cường trách nhiệm của địa phương.
Về quản lý sử dụng vốn vay cũng như quản lý sử dụng các công trình trong tương lai, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, vừa qua, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn cho giai đoạn 2016-2020, từ đó có phân nguồn ra của kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Cùng với đó, Bộ đã xây dựng kế hoạch vay trả nợ đến năm 2020, kế hoạch về nợ trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng của giai đoạn này từ 6,5-7%, lạm phát không quá 5/%, bội chi ngân sách Nhà nước dưới 4,9% theo Luật hiện hành…
Xung quanh nội dung về cân đối thu chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011- 2015, tình hình tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu theo yêu cầu nên Nhà nước đã có sự điều chỉnh, nhưng các mục tiêu khác không điều chỉnh, đặc biệt là an sinh xã hội.
Do vậy, đến hết năm 2014, 2015, cơ cấu chi ngân sách thường xuyên quá cao, 67-68% so với dự toán chi ngân sách Nhà nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cơ cấu chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ.
Bộ trưởng khẳng định, cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, cơ cấu thu nội địa đạt 74% trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Chính sách thu nội địa từ thuế, phí, bình quân của giai đoạn này khoảng 21%, Quốc hội quyết định là không quá 22 - 23%, xấp xỉ giai đoạn 2005. Chi thường xuyên lên đến 68% của năm 2015. Nhưng năm 2016, theo kế hoạch tính toán và thực tế trong dự toán 2016, chi thường xuyên đã giảm xuống trên 64%. Theo tính toán, trong kế hoạch trung hạn về tài chính ngân sách đến năm 2020, chi thường xuyên xuống khoảng 58- 59%.
Theo Bộ trưởng, để cân đối thu, chi, thời gian tới, cần tập trung rà soát lại chính sách thu để cơ cấu lại thu; đồng thời, bảo đảm thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm yêu cầu hội nhập nhưng cũng phải bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và phù hợp với quốc tế. Tập trung cơ cấu lại các chính sách về chi, bảo đảm tiết kiệm và hướng tới giảm chi ngân sách thường xuyên xuống khoảng 58-59% và giữ bội chi.
Quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Giải đáp câu hỏi của một số đại biểu liên quan đến vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết trong thời gian qua, Bộ đã có giám sát tình hình an toàn thực phẩm và đã có báo cáo Quốc hội. Chín tháng đầu năm nay có giám sát cho thấy: 1% thủy sản, 10% rau, 7,6% thịt có dư lượng vượt mức cho phép. Vấn đề là nhân dân không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn hay không an toàn nên có cảm giác hầu hết không an toàn. Vì vậy, cần có các biện pháp để giúp nhân dân có thể phân biệt được.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất nông lâm thủy sản có hàng triệu hộ, riêng lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ. Muốn tạo sự chuyển biến cần kiểm soát được toàn bộ lực lượng này. Mặt khác, bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế. Giải pháp trong thời gian tới là cần đẩy mạnh thực hiện 5 khâu công việc, đặc biệt là tổ chức sản xuất theo chuỗi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Qua sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy; sự phối hợp mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các đoàn thể; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung vào điều 155 và 244 Bộ Luật hình sự để có sơ sở pháp lý mạnh để xử lý các vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà cái gốc của vấn đề là cần hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân sản xuất sản phẩm sạch và giúp người tiêu dùng nhận biết được đâu là sản phẩm an toàn”.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các Hiệp định tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Nông nghiệp Việt Nam đã ở giai đoạn sản xuất đáp ứng vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, kể cả lương thực thực phẩm. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, Trung ương Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã xác định lợi ích cốt lõi của quá trình đàm phán các Hiệp định tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển, tạo cơ hội tiếp cận thị trường nhiều hơn vào thị trường đối tác. Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội đó, phải có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh. Giải pháp giải quyết vấn đề này là cần phải tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ nhân dân nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các mặt hàng nông sản đạt năng suất, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu; tạo điều kiện để các hộ sản xuất lớn, các công ty sản xuất theo kiểu công nghiệp, đạt trình độ của các đối tác.
Đối với việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà, Bộ trưởng cho biết thời gian qua đã có chủ trương và áp dụng khá tốt đối với một số sản phẩm như bò sữa, mía nhưng không ra diện rộng. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 62 về chính sách khuyến khích liên kết và xây dựng cánh đồng lớn.
Sau một năm thực hiện chủ yếu là trên cây lúa, đạt được diện tích trên 500.000ha nhưng so với 7,5ha gieo trồng lúa, tỷ lệ này chưa phải là cao. Vì thế, Bộ đã chỉ đạo sơ kết 1 năm và sẽ báo cáo Chính phủ để có các điều chỉnh cho chính sách có hiệu lực hơn, không chỉ cho cây lúa mà mở rộng cho các sản phẩm khác. Đây là việc khuyến khích nhân dân; trong đó, doanh nghiệp có vai trò then chốt. Phải có nhiều doanh nghiệp mạnh là “đầu tàu” cho các chuỗi liên kết đó. Cùng với doanh nghiệp phải có các hợp tác xã hoặc có các hình thức tổ chức liên kết nông dân để tổ chức đầu mối bởi một doanh nghiệp không thể tự liên kết với hàng chục triệu hộ nông dân. Mặt khác, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp. Bài học hơn một năm qua cho thấy nơi nào chính quyền quan tâm thực sự, hướng dẫn, tổ chức phối kết hợp giữa doanh nghiệp với nông dân, nơi đó kết quả tốt hơn.
Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thương hiệu được hình thành, gắn với các doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không chỉ là đặt tên mà nó là quá trình xây dựng hình ảnh của một sản phẩm. Vì vậy, Bộ tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này.
Phát triển hạ tầng viễn thông, quản lý trang thông tin điện tử và tin nhắn rác
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề phát triển hạ tầng viễn thông, quản lý trang thông tin điện tử và tin nhắn rác, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng: ngành thông tin truyền thông là một trong những ngành đóng góp cho ngân sách nhà nước khá nhiều và ngày càng tăng. 10 tháng vừa qua của năm 2015, ngành này đã đạt doanh thu 280.000 tỷ đồng, lợi nhuận 40.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước 19.320 tỷ đồng.
Đạt được con số trên có vai trò quan trọng của hạ tầng viễn thông trong đó có hạ tầng viễn thông thụ động là cột ăngten, trạm thu phát sóng. Để đem lại chất lượng phải có cột, trạm thu phát sóng. Tuy nhiên, trước đây, do phát triển nóng, chưa quy hoạch, chưa có Luật Viễn thông nên việc cắm trạm, cột này đã gây phản cảm, mất an toàn an ninh. Từ năm 2009, Luật viễn thông được ban hành cùng với nhiều văn bản pháp luật khác đã quy định quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, nêu rõ hạ tầng viễn thông được đóng trên nóc nhà.
Các cá nhân, tổ chức xây dựng các khu dân cư có đông người dân ở phải dành diện tích cho các doanh nghiệp cắm cột ăngten trên nóc nhà. Các doanh nghiệp xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp phải dành vị trí nhất định để dành cho doanh nghiệp viễn thông để cắm các trạm hạ tầng viễn thông này.
Tất cả hạ tầng viễn thông thụ động phải nằm trong khu dân cư để phục vụ chất lượng tốt hơn cho người dân. Hiện có trên 140.000 trạm thu phát sóng và đều nằm ở các khu dân cư, 30 tỉnh, thành phố đã quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.
Bộ trưởng cho rằng vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm mỹ quan, an toàn cho người dân; đồng thời khẳng định theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tần số hoạt động của điện thoại không tạo bức xạ ion hóa, tia gamma, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trước chất vấn của đại biểu về tình trạng trang thông tin điện tử tổng hợp sao chép tin bài của các cơ quan báo chí, đăng tải thông tin gây sốc, thông tin giảm chất lượng, người dân không biết đâu là thông tin gốc và những giải pháp, lộ trình khắc phục tồn tại trên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết đến nay, Bộ đã cấp phép cho gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp.
Theo Bộ trưởng, trang thông tin điện tử tổng hợp có vai trò nhất định, nhất nhiều người sử dụng, vì vậy, Nghị định 72/NĐ-CP quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng đã quy định trang thông tin điện tử được trích dẫn nguyên văn các văn bản quy phạm pháp luật, các bài báo, tài liệu liên quan trên các trang thông tin điện tử các mạng chính thống.
Nếu sử dụng tốt, các trang thông tin điện tử này góp phần là cánh tay nối dài tuyên truyền định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước, là nơi hội tụ, chia sẻ, giao lưu đối với người dân, đem lại hiệu ứng xã hội tốt. Ngược lại, trang này cũng có những bất cập nhất định, đã có sự lợi dụng trang thông tin điện tử để hoạt động vi pháp như ăn cắp bản quyền hoặc vi phạm đến quyền tự do chính đáng của người khác, thậm chí đến an ninh quốc gia.
Nghị định 72 đã có những chế tài, điều cấm đối với trang tin điện tử tổng hợp. Thời gian qua, Bộ đã có chấn chỉnh nhất định, có hình thức xử phạt, răn đe nhưng vẫn để lại bức xúc cho xã hội. Bộ trưởng cho biết: “Về phía này thấy trách nhiệm của Bộ, các cơ quan quản lý của Bộ phải vào cuộc tốt hơn trong thời gian tới”. Trong những ngày gần đây, Bộ đã chấn chỉnh một số hoạt động, thu hồi giấy phép của trang thông tin điện tử vi phạm quy định của pháp luật, hoạt động trái phép của người đưa thông tin sai trái.
Bộ sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao chất lượng, trách nhiệm các nhà mạng, của người được cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp theo quy định để duy trì quản lý chặt hơn nữa. Thời gian tới, có thể nghiên cứu nâng Nghị định 72 lên thành Luật để quản lý những hoạt động ngoài hoạt động báo chí trên môi trường mạng.
Nêu các giải pháp quản lý tình trạng tin nhắn rác gây bức xúc dư luận thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết nguyên nhân xuất phát tin nhắn rác có 3 nguồn: từ sim rác, nhắn tin OTP trên mạng và do các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin.
Việt Nam có hệ thống viễn thông phát triển nhanh và nóng với 126 triệu thuê bao, trong đó có 121 triệu thuê bao di động, trong số này có đến 111 triệu thuê bao trả trước. Vì trả trước quản lý chưa tốt dẫn đến sim rác, sim ảo, hầu hết tin rác đến từ thuê bao trả trước.
Để có chế tài cho thực trạng này, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2008/NĐ-CP. Bộ đã có thông tư về quản lý thuê bao trả trước, kê khai danh tính thuê bao trả trước.
Khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” trong bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết khi thị trường bất động sản đóng băng từ năm 2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng có ngay những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; trong đó, khắc phục ngay tình trạng lệch pha cung - cầu và giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản nhưng gắn với chiến lược thực hiện nhà ở quốc gia và các giải pháp thực hiện.
Khi thị trường bất động sản ấm lên như hiện nay, đã xuất hiện tình trạng đầu cơ. Từ đó, ở một số dự án, giá mua nhà của người sử dụng đã cao hơn nhiều so với giá chủ đầu tư bán ra lần đầu. Không những thế, đối với một số dự án có vị trí đẹp, hạ tầng dịch vụ đầy đủ, tiến độ thi công nhanh; giá đã được đẩy cao lên và chủ đầu tư cũng chủ động tăng giá. Mặc khác, có xu hướng có nhiều dự án bất động sản cũng được khởi công.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Xây dung khẳng định rằng theo các nghiên cứu của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của những nước trải qua thời kỳ “bong bóng’ bất động sản, bong bóng bất động sản sẽ chỉ xảy ra khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là nền kinh tế phát triển không ổn định và đặc biệt là phát triển nóng; thứ hai là các thị trường khác hoạt động không hiệu quả và thiếu hấp dẫn. Và lúc đó, người dân sẽ dồn tiền vào thị trường bất động sản; thứ ba là nguồn cung bất động sản lệch pha cung - cầu. Thứ tư, là chính sách tài chính bất động sản lỏng lẻo; rồi chứng khoán hóa bất động sản; hạ chuẩn tín dụng bất động sản một cách dễ dàng; thứ năm là thiếu sự kiểm soát kịp thời của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng; đặc biệt là quản lý phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản. Các yếu tố trên, đối chiếu với tình hình hiện nay thì khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, sự diễn biến của thị trường bất động sản rất phức tạp nên không thể chủ quan mà còn phải chủ động để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững và khi thị trường bất động sản bền vững sẽ làm cho các thị trường khác như thị trường tài chính, tín dụng; thị trường vật liệu xây dựng và các thị trường hàng hóa khác… sẽ phát triển ổn định. Nhờ đó, sẽ phát triển ổn định nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng, để phát triển bền vững thị trường bất động sản, trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị; các pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch; đồng thời, khắc phục tình trạng đầu tư chỉ theo quy hoạch mà không theo kế hoạch.
Mặt khác, cần kiên trì thực hiện các giải pháp phát triển của thị trường bất động sản và thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia. Do đó, cần tái cơ cấu thị trường bất động sản; tái cơ cấu các sản phẩm bất động sản để đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản thay vì trước đây các sản phẩm bất động sản cho một nhóm những người có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, còn thiếu rất nhiều sản phẩm dành cho những người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Trong khi đó, những người dân này đang rất cần và họ có khả năng thanh toán. Do đó, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm bất động sản để mọi người dân đều được cải thiện nhà ở và có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chưa có văn bản nào quy định về chức danh hàm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã trả lời những chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề bổ nhiệm hàm chức danh, giải đáp những băn khoăn liên quan đến chế độ phụ cấp tiền lương.
Theo khẳng định của Bộ trưởng, hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng chưa có văn bản nào có quy định về chức danh hàm. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết 87/2014/QH13 chất vấn, trả lời chất vấn kỳ họp thứ 8, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban nghiên cứu liên ngành và tổ chức các hội thảo đánh giá, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về vấn đề này.
Kết thúc nghiên cứu đề án, Bộ đã trình Thủ tướng hai nhóm ý kiến khác nhau là công nhận chức danh và không quy định chức danh này, trong đó có nêu ưu điểm, hạn chế. Thủ tướng giao đã Bộ Nội vụ chủ trì, cùng thành viên ban nghiên cứu hoàn thiện đề án để báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình chốt lại: “Trong khi nghiên cứu, cả bộ, ngành và địa phương không được tiếp tục làm”.
Giải đáp những băn khoăn của đại biểu liên quan đến chế độ phụ cấp tiền lương, theo Bộ trưởng, hiện ngoài ngành công an, quân đội, cơ yếu, các cơ quan chức năng đã ban hành phụ cấp ưu đãi về trách nhiệm theo nghề (có 19 ngành nghề được hưởng với khoảng 1,4 triệu người, chiếm khoảng 52% tổng số cán bộ công chức, viên chức); phụ cấp thâm niên nghề (có 9 ngành, nghề được hưởng với khoảng 1,1 triệu người, chiếm 40% tổng số cán bộ, công chức, viên chức).
Do mức lương trong các ngạch, bậc tính theo mức lương cơ sở còn thấp nên các cơ quan đã mở rộng đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp theo ngành, nghề để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề với nhau.
Nói về định hướng giải quyết trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ hoàn thiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng đến năm 2020, trình Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) tháng 5-2012 và Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) tháng 5-2013. Nếu thực hiện, Đề án sẽ khắc phục được các bất cập, bất hợp lý nêu trên. Tuy nhiên, do chưa cân đối được nguồn để thực hiện Đề án, trước mắt, Trung ương chưa thông qua, giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, thông qua Trung ương khi có điều kiện phù hợp.
Trong khi Trung ương chưa thông qua Đề án, không bổ sung chế độ phụ cấp theo ngành, nghề, ưu đãi trách nhiệm đặc thù.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn về quản lý giá thuốc
Năm 2013- 2014, giá chi phí về thuốc từ nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế giảm từ 30-35%. Hình thức quản lý giá mới đã tiết kiệm 1.400 tỷ đồng. Giá thuốc gốc của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, các thuốc biệt dược là tương đương.
Tháng Ba năm nay, khảo sát thuốc của một tổ chức quốc tế cho thấy, giá thuốc cũng thấp hơn mặt bằng giá thuốc của các nước trong khu vực. Về giá thuốc ở các địa phương không đồng đều, giá thuốc ở các quầy thuốc khác nhau, có những biệt dược giá tăng đột biến.
Để khắc phục tình trạng này, các Bộ Y tế, Tài chính, Công Thương đã ban hành thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc, khi đấu thầu phải công khai giá, kê khai giá bán.
Thực hiện Luật Đầu tư và theo Nghị định 63, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm xây dựng thông tư về đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, kèm theo đó là ban hành danh mục các thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia.
Bộ cũng ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước ưu tiên đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá, đặc biệt các mặt hàng có thể tăng giá đột xuất, nhất là các thuốc biệt dược.
Yêu cầu đặt ra với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia TPP
Ba lần đăng đàn trong hai ngày chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là Tư lệnh ngành tham gia trả lời nhiều nhất trước Quốc hội tính đến thời điểm này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải trình các nội dung liên quan đến các yêu cầu được đặt ra với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); việc quản lý các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Bộ trưởng cho biết qua các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam đã đàm phán, ký kết, đang đàm phán và sắp sửa kết thúc đàm phán, về cơ bản, Việt Nam đều đạt được yêu cầu này, nghĩa là các nước đều chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam có lợi thế.
Riêng đối với Hiệp định TPP, do các nước (chủ yếu là Hoa Kỳ) yêu cầu trong đàm phán là những gì xuất xứ từ Việt Nam sẽ được ưu đãi, nếu không xuất xứ từ Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi. Đối với hàng dệt may, nguyên tắc được nêu ra là có xuất xứ từ sợi trở đi (các mặt hàng của Việt Nam phải có mặt hàng vải được sản xuất tại Việt Nam mới được hưởng ưu đãi khi nhập vào các nước này).
Việt Nam đã kiên trì đàm phán, thuyết phục các đối tác, cuối cùng các đối tác đã chấp nhận đối với một số sản phẩm dệt may ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực phải thực hiện theo nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi, một số hàng hóa dệt may khác có thể được chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay (Việt Nam chưa sản xuất được, có thể nhập khẩu được ngoài TPP vẫn được hưởng ưu đãi).
Vì vậy kết quả đàm phán trong ngành dệt may của Việt Nam đã giữ được 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may không phải áp dụng nguyên tắc từ sợi trở đi.
Trong 5 năm đàm phán vừa qua, ngành dệt may đã tự đầu tư, chỉ tính riêng từ năm 2013 đến 2014 đã thu hút đầu tư trong ngành dệt may được 3 tỷ USD, trong đó có cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Với hướng đi này, ngành dệt may dự kiến đến 2018, khi Hiệp định TPP có hiệu lực theo dự kiến, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào các nước TPP có xuất xứ vải từ Việt Nam sẽ chiếm khoảng 60%.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tỷ lệ nội địa hóa (tỷ lệ sản phẩm làm tại Việt Nam liên quan đến ngành dệt may), đối với vải dệt kim, Việt Nam lo được khoảng 85%, đối với vải dệt thoi (vải bình thường) mới sản xuất được 1,4 tỷ mét, trong khi nhu cầu một năm là 4 tỷ mét (30%). Đối với sợi, Việt Nam sản xuất đủ theo nhu cầu.
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD, tính bình quân chung tỷ lệ nội hóa khoảng 50%. Vì vậy, cần tận dụng cơ hội này để tranh thủ đầu tư vào khâu vải, nhất là dệt thoi. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ kêu gọi đầu tư nước ngoài, bởi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng được coi như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Nếu thực hiện nghiêm túc sẽ tận dụng được cơ hội của TPP, giảm thiểu thách thức.
Xung quanh câu hỏi của đại biểu về quản lý doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thống kê: Chính phủ đã có Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp...
Từ đó đến nay, 105 doanh nghiệp đã được các Sở Công Thương cấp giấy phép đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Từ khi Nghị định 42 có hiệu lực, tháng 11 này, đã có thêm 59 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Bộ trưởng chỉ rõ ba trường hợp gồm doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; doanh nghiệp kinh doanh dựa theo mô hình bán hàng đa cấp; các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp nhưng hoạt động không đúng mục tiêu được đăng ký.
Để xử lý các vi phạm này, bên cạnh Nghị định 42 cũng cần rà soát lại khung khổ pháp lý chặt chẽ, tránh việc các doanh nghiệp bán hàng đa cấp lợi dụng các quy định chưa đầy đủ để vi phạm.
Song song với đó, cần nâng cao điều kiện đăng ký bán hàng đa cấp theo hướng thắt chặt hơn; chủ trì, phối hợp các đoàn kiểm tra, giám sát, xử lý các doanh nghiệp sai phạm; chỉ đạo các Sở Công Thương trong giám sát, kiểm tra xử lý hoạt động bán hàng đa cấp; rà soát lại, yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải báo cáo và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội về tiềm năng du lịch của Việt Nam, về những giải pháp tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp không khói này phát triển trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, an ninh bất ổn, những kết quả đạt được của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2010 đến nay với mức tăng trưởng 1,6 lần là sự tiến bộ.
Năm 2015, ngành có khả năng đạt gần 8 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 320.000 tỷ đồng. Sắp tới, để du lịch phát triển, Bộ sẽ bổ sung, sửa đổi Luật Du lịch phù hợp với điều kiện hiện nay, tăng cường hỗ trợ cho phát triển du lịch, xây dựng quỹ phát triển du lịch.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, Bộ đã trình Thủ tướng có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, trước hết là giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích đất cho khuôn viên cảnh quan.
Phân tích các yếu tố mà ngành du lịch bị phụ thuộc như giao thông vận tải, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm: “Với tư cách là người đứng đầu ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chưa đạt được mong muốn của Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm”.
Các cầu treo dân sinh tại các tỉnh đều phát huy tác dụng tốt
Chiều 17-11, tại Quốc hội, lý giải câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân cắt giảm vốn đầu tư của hai dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định việc rà soát các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên làm, chứ không chỉ riêng đối với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A.
Từ năm 2011 đến nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã rà soát 68 dự án, tổng vốn đầu tư so với dự kiến ban đầu là hơn 57.000 tỷ đồng. Việc xây dựng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh được thực hiện trong thời gian ngắn từ Hà Nội đến Cần Thơ, vì vậy trong cơ chế thực hiện dự án, Chính phủ đã cho phép chỉ định thầu.
Trên cơ sở lập dự toán, giảm 5% so với dự toán. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rà soát lại các dự án để bảo đảm sử dụng đồng tiền người dân đóng góp qua việc nộp phí sao cho có hiệu quả nhất.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc đầu tư xây dựng cầu treo Khe Tây ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh không hiệu quả, chỉ có hai hộ dân sử dụng, trong đó một hộ dân là nhà Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu ý kiến: việc đầu tư xây dựng cầu treo Khe Tây nằm trong quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt từ năm 2011. Sau khi có ý kiến của báo chí, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức đoàn công tác vào tận nơi xem xét. Thực tế, thôn Khe Tây có 43 hộ dân với khoảng hơn 200 nhân khẩu. Cầu treo này phục vụ rất thiết thực cho việc đi lại của bà con trong thôn.
Sở dĩ có ý kiến cho rằng việc đầu tư cầu treo Khe Tây không cần thiết, bởi khi mùa cạn, người dân không đi qua cầu, chủ yếu lội qua suối trong khi việc xây cầu là để phục vụ người dân trong bốn mùa. Việc xây cầu đã thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ.
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã tổng kết giai đoạn 1 đối với 187 cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả cho thấy tất cả các cầu đều phát huy tác dụng rất tốt./.
Là người trả lời chất vấn đầu tiên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 17-11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến vấn đề nợ công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan…
Liên quan đến nợ công, Bộ trưởng cho biết, theo yêu cầu quản lý mục tiêu của quản lý chiến lược nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, nợ công của Việt Nam không quá 65% GDP, trong đó nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50%.
Nhìn lại 5 năm, năm 2011 nợ công là 50%, năm 2014 là 59,6% và dự kiến năm 2015 nợ công là 61,3%. Đối chiếu lại chiến lược và đối chiếu lại các chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công cho thấy, Việt Nam đã đạt được 5 chỉ tiêu, chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt là bù đắp bội, chi ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề xuất cần có giải pháp mềm dẻo hơn để từng bước tái cơ cấu lại nợ và bảo đảm an toàn nợ công như đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu; đề xuất Quốc hội cho phát hành thêm trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu lại nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ trong nước của Chính phủ.
Cho biết nợ công vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, tốc độ tăng vừa qua là quá cao 20%/năm.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02 để tăng cường quản lý nợ công với các nội dung chủ yếu: Tổng kết, đánh giá lại chiến lược nợ công đến năm 2020 tầm nhìn 2030 cũng như Luật Nợ công, cần thiết sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa trong thời gian tới; Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới đồng thời, tiếp tục kiên quyết với nợ công, chỉ đầu tư cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng thiết yếu theo quy hoạch; Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư chất lượng công trình theo đúng quy định; Khẩn trương cơ cấu lại nợ công, tăng tỷ trọng vay dài hạn; tăng tỷ trọng vay trong nước và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt có bảo lãnh, không mở rộng diện và cho nợ có mục tiêu để ưu tiên. Tăng dần tỷ lệ cho vay lại và giảm dần tỷ lệ cấp pháp, tăng cường trách nhiệm của địa phương.
Về quản lý sử dụng vốn vay cũng như quản lý sử dụng các công trình trong tương lai, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, vừa qua, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn cho giai đoạn 2016-2020, từ đó có phân nguồn ra của kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Cùng với đó, Bộ đã xây dựng kế hoạch vay trả nợ đến năm 2020, kế hoạch về nợ trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng của giai đoạn này từ 6,5-7%, lạm phát không quá 5/%, bội chi ngân sách Nhà nước dưới 4,9% theo Luật hiện hành…
Xung quanh nội dung về cân đối thu chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011- 2015, tình hình tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu theo yêu cầu nên Nhà nước đã có sự điều chỉnh, nhưng các mục tiêu khác không điều chỉnh, đặc biệt là an sinh xã hội.
Do vậy, đến hết năm 2014, 2015, cơ cấu chi ngân sách thường xuyên quá cao, 67-68% so với dự toán chi ngân sách Nhà nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cơ cấu chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ.
Bộ trưởng khẳng định, cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, cơ cấu thu nội địa đạt 74% trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Chính sách thu nội địa từ thuế, phí, bình quân của giai đoạn này khoảng 21%, Quốc hội quyết định là không quá 22 - 23%, xấp xỉ giai đoạn 2005. Chi thường xuyên lên đến 68% của năm 2015. Nhưng năm 2016, theo kế hoạch tính toán và thực tế trong dự toán 2016, chi thường xuyên đã giảm xuống trên 64%. Theo tính toán, trong kế hoạch trung hạn về tài chính ngân sách đến năm 2020, chi thường xuyên xuống khoảng 58- 59%.
Theo Bộ trưởng, để cân đối thu, chi, thời gian tới, cần tập trung rà soát lại chính sách thu để cơ cấu lại thu; đồng thời, bảo đảm thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm yêu cầu hội nhập nhưng cũng phải bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và phù hợp với quốc tế. Tập trung cơ cấu lại các chính sách về chi, bảo đảm tiết kiệm và hướng tới giảm chi ngân sách thường xuyên xuống khoảng 58-59% và giữ bội chi.
Quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Giải đáp câu hỏi của một số đại biểu liên quan đến vấn đề quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết trong thời gian qua, Bộ đã có giám sát tình hình an toàn thực phẩm và đã có báo cáo Quốc hội. Chín tháng đầu năm nay có giám sát cho thấy: 1% thủy sản, 10% rau, 7,6% thịt có dư lượng vượt mức cho phép. Vấn đề là nhân dân không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn hay không an toàn nên có cảm giác hầu hết không an toàn. Vì vậy, cần có các biện pháp để giúp nhân dân có thể phân biệt được.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất nông lâm thủy sản có hàng triệu hộ, riêng lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ. Muốn tạo sự chuyển biến cần kiểm soát được toàn bộ lực lượng này. Mặt khác, bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế. Giải pháp trong thời gian tới là cần đẩy mạnh thực hiện 5 khâu công việc, đặc biệt là tổ chức sản xuất theo chuỗi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Qua sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn nâng cao năng lực bộ máy; sự phối hợp mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các đoàn thể; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung vào điều 155 và 244 Bộ Luật hình sự để có sơ sở pháp lý mạnh để xử lý các vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà cái gốc của vấn đề là cần hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân sản xuất sản phẩm sạch và giúp người tiêu dùng nhận biết được đâu là sản phẩm an toàn”.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các Hiệp định tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Nông nghiệp Việt Nam đã ở giai đoạn sản xuất đáp ứng vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong nước, kể cả lương thực thực phẩm. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, Trung ương Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã xác định lợi ích cốt lõi của quá trình đàm phán các Hiệp định tự do hóa thương mại là tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển, tạo cơ hội tiếp cận thị trường nhiều hơn vào thị trường đối tác. Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội đó, phải có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh. Giải pháp giải quyết vấn đề này là cần phải tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ nhân dân nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các mặt hàng nông sản đạt năng suất, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu; tạo điều kiện để các hộ sản xuất lớn, các công ty sản xuất theo kiểu công nghiệp, đạt trình độ của các đối tác.
Đối với việc đẩy mạnh liên kết bốn nhà, Bộ trưởng cho biết thời gian qua đã có chủ trương và áp dụng khá tốt đối với một số sản phẩm như bò sữa, mía nhưng không ra diện rộng. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 62 về chính sách khuyến khích liên kết và xây dựng cánh đồng lớn.
Sau một năm thực hiện chủ yếu là trên cây lúa, đạt được diện tích trên 500.000ha nhưng so với 7,5ha gieo trồng lúa, tỷ lệ này chưa phải là cao. Vì thế, Bộ đã chỉ đạo sơ kết 1 năm và sẽ báo cáo Chính phủ để có các điều chỉnh cho chính sách có hiệu lực hơn, không chỉ cho cây lúa mà mở rộng cho các sản phẩm khác. Đây là việc khuyến khích nhân dân; trong đó, doanh nghiệp có vai trò then chốt. Phải có nhiều doanh nghiệp mạnh là “đầu tàu” cho các chuỗi liên kết đó. Cùng với doanh nghiệp phải có các hợp tác xã hoặc có các hình thức tổ chức liên kết nông dân để tổ chức đầu mối bởi một doanh nghiệp không thể tự liên kết với hàng chục triệu hộ nông dân. Mặt khác, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp. Bài học hơn một năm qua cho thấy nơi nào chính quyền quan tâm thực sự, hướng dẫn, tổ chức phối kết hợp giữa doanh nghiệp với nông dân, nơi đó kết quả tốt hơn.
Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thương hiệu được hình thành, gắn với các doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không chỉ là đặt tên mà nó là quá trình xây dựng hình ảnh của một sản phẩm. Vì vậy, Bộ tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này.
Phát triển hạ tầng viễn thông, quản lý trang thông tin điện tử và tin nhắn rác
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề phát triển hạ tầng viễn thông, quản lý trang thông tin điện tử và tin nhắn rác, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng: ngành thông tin truyền thông là một trong những ngành đóng góp cho ngân sách nhà nước khá nhiều và ngày càng tăng. 10 tháng vừa qua của năm 2015, ngành này đã đạt doanh thu 280.000 tỷ đồng, lợi nhuận 40.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước 19.320 tỷ đồng.
Đạt được con số trên có vai trò quan trọng của hạ tầng viễn thông trong đó có hạ tầng viễn thông thụ động là cột ăngten, trạm thu phát sóng. Để đem lại chất lượng phải có cột, trạm thu phát sóng. Tuy nhiên, trước đây, do phát triển nóng, chưa quy hoạch, chưa có Luật Viễn thông nên việc cắm trạm, cột này đã gây phản cảm, mất an toàn an ninh. Từ năm 2009, Luật viễn thông được ban hành cùng với nhiều văn bản pháp luật khác đã quy định quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, nêu rõ hạ tầng viễn thông được đóng trên nóc nhà.
Các cá nhân, tổ chức xây dựng các khu dân cư có đông người dân ở phải dành diện tích cho các doanh nghiệp cắm cột ăngten trên nóc nhà. Các doanh nghiệp xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp phải dành vị trí nhất định để dành cho doanh nghiệp viễn thông để cắm các trạm hạ tầng viễn thông này.
Tất cả hạ tầng viễn thông thụ động phải nằm trong khu dân cư để phục vụ chất lượng tốt hơn cho người dân. Hiện có trên 140.000 trạm thu phát sóng và đều nằm ở các khu dân cư, 30 tỉnh, thành phố đã quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.
Bộ trưởng cho rằng vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm mỹ quan, an toàn cho người dân; đồng thời khẳng định theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tần số hoạt động của điện thoại không tạo bức xạ ion hóa, tia gamma, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trước chất vấn của đại biểu về tình trạng trang thông tin điện tử tổng hợp sao chép tin bài của các cơ quan báo chí, đăng tải thông tin gây sốc, thông tin giảm chất lượng, người dân không biết đâu là thông tin gốc và những giải pháp, lộ trình khắc phục tồn tại trên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết đến nay, Bộ đã cấp phép cho gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp.
Theo Bộ trưởng, trang thông tin điện tử tổng hợp có vai trò nhất định, nhất nhiều người sử dụng, vì vậy, Nghị định 72/NĐ-CP quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng đã quy định trang thông tin điện tử được trích dẫn nguyên văn các văn bản quy phạm pháp luật, các bài báo, tài liệu liên quan trên các trang thông tin điện tử các mạng chính thống.
Nếu sử dụng tốt, các trang thông tin điện tử này góp phần là cánh tay nối dài tuyên truyền định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước, là nơi hội tụ, chia sẻ, giao lưu đối với người dân, đem lại hiệu ứng xã hội tốt. Ngược lại, trang này cũng có những bất cập nhất định, đã có sự lợi dụng trang thông tin điện tử để hoạt động vi pháp như ăn cắp bản quyền hoặc vi phạm đến quyền tự do chính đáng của người khác, thậm chí đến an ninh quốc gia.
Nghị định 72 đã có những chế tài, điều cấm đối với trang tin điện tử tổng hợp. Thời gian qua, Bộ đã có chấn chỉnh nhất định, có hình thức xử phạt, răn đe nhưng vẫn để lại bức xúc cho xã hội. Bộ trưởng cho biết: “Về phía này thấy trách nhiệm của Bộ, các cơ quan quản lý của Bộ phải vào cuộc tốt hơn trong thời gian tới”. Trong những ngày gần đây, Bộ đã chấn chỉnh một số hoạt động, thu hồi giấy phép của trang thông tin điện tử vi phạm quy định của pháp luật, hoạt động trái phép của người đưa thông tin sai trái.
Bộ sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao chất lượng, trách nhiệm các nhà mạng, của người được cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp theo quy định để duy trì quản lý chặt hơn nữa. Thời gian tới, có thể nghiên cứu nâng Nghị định 72 lên thành Luật để quản lý những hoạt động ngoài hoạt động báo chí trên môi trường mạng.
Nêu các giải pháp quản lý tình trạng tin nhắn rác gây bức xúc dư luận thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết nguyên nhân xuất phát tin nhắn rác có 3 nguồn: từ sim rác, nhắn tin OTP trên mạng và do các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin.
Việt Nam có hệ thống viễn thông phát triển nhanh và nóng với 126 triệu thuê bao, trong đó có 121 triệu thuê bao di động, trong số này có đến 111 triệu thuê bao trả trước. Vì trả trước quản lý chưa tốt dẫn đến sim rác, sim ảo, hầu hết tin rác đến từ thuê bao trả trước.
Để có chế tài cho thực trạng này, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2008/NĐ-CP. Bộ đã có thông tư về quản lý thuê bao trả trước, kê khai danh tính thuê bao trả trước.
Khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” trong bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết khi thị trường bất động sản đóng băng từ năm 2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng có ngay những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; trong đó, khắc phục ngay tình trạng lệch pha cung - cầu và giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản nhưng gắn với chiến lược thực hiện nhà ở quốc gia và các giải pháp thực hiện.
Khi thị trường bất động sản ấm lên như hiện nay, đã xuất hiện tình trạng đầu cơ. Từ đó, ở một số dự án, giá mua nhà của người sử dụng đã cao hơn nhiều so với giá chủ đầu tư bán ra lần đầu. Không những thế, đối với một số dự án có vị trí đẹp, hạ tầng dịch vụ đầy đủ, tiến độ thi công nhanh; giá đã được đẩy cao lên và chủ đầu tư cũng chủ động tăng giá. Mặc khác, có xu hướng có nhiều dự án bất động sản cũng được khởi công.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Xây dung khẳng định rằng theo các nghiên cứu của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của những nước trải qua thời kỳ “bong bóng’ bất động sản, bong bóng bất động sản sẽ chỉ xảy ra khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: thứ nhất là nền kinh tế phát triển không ổn định và đặc biệt là phát triển nóng; thứ hai là các thị trường khác hoạt động không hiệu quả và thiếu hấp dẫn. Và lúc đó, người dân sẽ dồn tiền vào thị trường bất động sản; thứ ba là nguồn cung bất động sản lệch pha cung - cầu. Thứ tư, là chính sách tài chính bất động sản lỏng lẻo; rồi chứng khoán hóa bất động sản; hạ chuẩn tín dụng bất động sản một cách dễ dàng; thứ năm là thiếu sự kiểm soát kịp thời của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng; đặc biệt là quản lý phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản. Các yếu tố trên, đối chiếu với tình hình hiện nay thì khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, sự diễn biến của thị trường bất động sản rất phức tạp nên không thể chủ quan mà còn phải chủ động để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững và khi thị trường bất động sản bền vững sẽ làm cho các thị trường khác như thị trường tài chính, tín dụng; thị trường vật liệu xây dựng và các thị trường hàng hóa khác… sẽ phát triển ổn định. Nhờ đó, sẽ phát triển ổn định nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng, để phát triển bền vững thị trường bất động sản, trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, phát triển đô thị; các pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch; đồng thời, khắc phục tình trạng đầu tư chỉ theo quy hoạch mà không theo kế hoạch.
Mặt khác, cần kiên trì thực hiện các giải pháp phát triển của thị trường bất động sản và thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia. Do đó, cần tái cơ cấu thị trường bất động sản; tái cơ cấu các sản phẩm bất động sản để đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản thay vì trước đây các sản phẩm bất động sản cho một nhóm những người có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, còn thiếu rất nhiều sản phẩm dành cho những người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Trong khi đó, những người dân này đang rất cần và họ có khả năng thanh toán. Do đó, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm bất động sản để mọi người dân đều được cải thiện nhà ở và có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chưa có văn bản nào quy định về chức danh hàm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã trả lời những chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề bổ nhiệm hàm chức danh, giải đáp những băn khoăn liên quan đến chế độ phụ cấp tiền lương.
Theo khẳng định của Bộ trưởng, hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng chưa có văn bản nào có quy định về chức danh hàm. Sau khi Quốc hội có Nghị quyết 87/2014/QH13 chất vấn, trả lời chất vấn kỳ họp thứ 8, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã thành lập Ban nghiên cứu liên ngành và tổ chức các hội thảo đánh giá, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về vấn đề này.
Kết thúc nghiên cứu đề án, Bộ đã trình Thủ tướng hai nhóm ý kiến khác nhau là công nhận chức danh và không quy định chức danh này, trong đó có nêu ưu điểm, hạn chế. Thủ tướng giao đã Bộ Nội vụ chủ trì, cùng thành viên ban nghiên cứu hoàn thiện đề án để báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình chốt lại: “Trong khi nghiên cứu, cả bộ, ngành và địa phương không được tiếp tục làm”.
Giải đáp những băn khoăn của đại biểu liên quan đến chế độ phụ cấp tiền lương, theo Bộ trưởng, hiện ngoài ngành công an, quân đội, cơ yếu, các cơ quan chức năng đã ban hành phụ cấp ưu đãi về trách nhiệm theo nghề (có 19 ngành nghề được hưởng với khoảng 1,4 triệu người, chiếm khoảng 52% tổng số cán bộ công chức, viên chức); phụ cấp thâm niên nghề (có 9 ngành, nghề được hưởng với khoảng 1,1 triệu người, chiếm 40% tổng số cán bộ, công chức, viên chức).
Do mức lương trong các ngạch, bậc tính theo mức lương cơ sở còn thấp nên các cơ quan đã mở rộng đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp theo ngành, nghề để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề với nhau.
Nói về định hướng giải quyết trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng Chính phủ hoàn thiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng đến năm 2020, trình Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) tháng 5-2012 và Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) tháng 5-2013. Nếu thực hiện, Đề án sẽ khắc phục được các bất cập, bất hợp lý nêu trên. Tuy nhiên, do chưa cân đối được nguồn để thực hiện Đề án, trước mắt, Trung ương chưa thông qua, giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, thông qua Trung ương khi có điều kiện phù hợp.
Trong khi Trung ương chưa thông qua Đề án, không bổ sung chế độ phụ cấp theo ngành, nghề, ưu đãi trách nhiệm đặc thù.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn về quản lý giá thuốc
Năm 2013- 2014, giá chi phí về thuốc từ nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế giảm từ 30-35%. Hình thức quản lý giá mới đã tiết kiệm 1.400 tỷ đồng. Giá thuốc gốc của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, các thuốc biệt dược là tương đương.
Tháng Ba năm nay, khảo sát thuốc của một tổ chức quốc tế cho thấy, giá thuốc cũng thấp hơn mặt bằng giá thuốc của các nước trong khu vực. Về giá thuốc ở các địa phương không đồng đều, giá thuốc ở các quầy thuốc khác nhau, có những biệt dược giá tăng đột biến.
Để khắc phục tình trạng này, các Bộ Y tế, Tài chính, Công Thương đã ban hành thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc, khi đấu thầu phải công khai giá, kê khai giá bán.
Thực hiện Luật Đầu tư và theo Nghị định 63, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm xây dựng thông tư về đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, kèm theo đó là ban hành danh mục các thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia.
Bộ cũng ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước ưu tiên đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá, đặc biệt các mặt hàng có thể tăng giá đột xuất, nhất là các thuốc biệt dược.
Yêu cầu đặt ra với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia TPP
Ba lần đăng đàn trong hai ngày chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là Tư lệnh ngành tham gia trả lời nhiều nhất trước Quốc hội tính đến thời điểm này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải trình các nội dung liên quan đến các yêu cầu được đặt ra với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); việc quản lý các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Bộ trưởng cho biết qua các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam đã đàm phán, ký kết, đang đàm phán và sắp sửa kết thúc đàm phán, về cơ bản, Việt Nam đều đạt được yêu cầu này, nghĩa là các nước đều chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam có lợi thế.
Riêng đối với Hiệp định TPP, do các nước (chủ yếu là Hoa Kỳ) yêu cầu trong đàm phán là những gì xuất xứ từ Việt Nam sẽ được ưu đãi, nếu không xuất xứ từ Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi. Đối với hàng dệt may, nguyên tắc được nêu ra là có xuất xứ từ sợi trở đi (các mặt hàng của Việt Nam phải có mặt hàng vải được sản xuất tại Việt Nam mới được hưởng ưu đãi khi nhập vào các nước này).
Việt Nam đã kiên trì đàm phán, thuyết phục các đối tác, cuối cùng các đối tác đã chấp nhận đối với một số sản phẩm dệt may ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực phải thực hiện theo nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi, một số hàng hóa dệt may khác có thể được chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay (Việt Nam chưa sản xuất được, có thể nhập khẩu được ngoài TPP vẫn được hưởng ưu đãi).
Vì vậy kết quả đàm phán trong ngành dệt may của Việt Nam đã giữ được 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may không phải áp dụng nguyên tắc từ sợi trở đi.
Trong 5 năm đàm phán vừa qua, ngành dệt may đã tự đầu tư, chỉ tính riêng từ năm 2013 đến 2014 đã thu hút đầu tư trong ngành dệt may được 3 tỷ USD, trong đó có cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Với hướng đi này, ngành dệt may dự kiến đến 2018, khi Hiệp định TPP có hiệu lực theo dự kiến, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào các nước TPP có xuất xứ vải từ Việt Nam sẽ chiếm khoảng 60%.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tỷ lệ nội địa hóa (tỷ lệ sản phẩm làm tại Việt Nam liên quan đến ngành dệt may), đối với vải dệt kim, Việt Nam lo được khoảng 85%, đối với vải dệt thoi (vải bình thường) mới sản xuất được 1,4 tỷ mét, trong khi nhu cầu một năm là 4 tỷ mét (30%). Đối với sợi, Việt Nam sản xuất đủ theo nhu cầu.
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD, tính bình quân chung tỷ lệ nội hóa khoảng 50%. Vì vậy, cần tận dụng cơ hội này để tranh thủ đầu tư vào khâu vải, nhất là dệt thoi. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ kêu gọi đầu tư nước ngoài, bởi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng được coi như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Nếu thực hiện nghiêm túc sẽ tận dụng được cơ hội của TPP, giảm thiểu thách thức.
Xung quanh câu hỏi của đại biểu về quản lý doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thống kê: Chính phủ đã có Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp...
Từ đó đến nay, 105 doanh nghiệp đã được các Sở Công Thương cấp giấy phép đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Từ khi Nghị định 42 có hiệu lực, tháng 11 này, đã có thêm 59 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Bộ trưởng chỉ rõ ba trường hợp gồm doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; doanh nghiệp kinh doanh dựa theo mô hình bán hàng đa cấp; các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp nhưng hoạt động không đúng mục tiêu được đăng ký.
Để xử lý các vi phạm này, bên cạnh Nghị định 42 cũng cần rà soát lại khung khổ pháp lý chặt chẽ, tránh việc các doanh nghiệp bán hàng đa cấp lợi dụng các quy định chưa đầy đủ để vi phạm.
Song song với đó, cần nâng cao điều kiện đăng ký bán hàng đa cấp theo hướng thắt chặt hơn; chủ trì, phối hợp các đoàn kiểm tra, giám sát, xử lý các doanh nghiệp sai phạm; chỉ đạo các Sở Công Thương trong giám sát, kiểm tra xử lý hoạt động bán hàng đa cấp; rà soát lại, yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải báo cáo và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội về tiềm năng du lịch của Việt Nam, về những giải pháp tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp không khói này phát triển trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, an ninh bất ổn, những kết quả đạt được của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2010 đến nay với mức tăng trưởng 1,6 lần là sự tiến bộ.
Năm 2015, ngành có khả năng đạt gần 8 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 320.000 tỷ đồng. Sắp tới, để du lịch phát triển, Bộ sẽ bổ sung, sửa đổi Luật Du lịch phù hợp với điều kiện hiện nay, tăng cường hỗ trợ cho phát triển du lịch, xây dựng quỹ phát triển du lịch.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, Bộ đã trình Thủ tướng có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, trước hết là giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích đất cho khuôn viên cảnh quan.
Phân tích các yếu tố mà ngành du lịch bị phụ thuộc như giao thông vận tải, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm: “Với tư cách là người đứng đầu ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chưa đạt được mong muốn của Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm”.
Các cầu treo dân sinh tại các tỉnh đều phát huy tác dụng tốt
Chiều 17-11, tại Quốc hội, lý giải câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân cắt giảm vốn đầu tư của hai dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định việc rà soát các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên làm, chứ không chỉ riêng đối với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A.
Từ năm 2011 đến nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã rà soát 68 dự án, tổng vốn đầu tư so với dự kiến ban đầu là hơn 57.000 tỷ đồng. Việc xây dựng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh được thực hiện trong thời gian ngắn từ Hà Nội đến Cần Thơ, vì vậy trong cơ chế thực hiện dự án, Chính phủ đã cho phép chỉ định thầu.
Trên cơ sở lập dự toán, giảm 5% so với dự toán. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rà soát lại các dự án để bảo đảm sử dụng đồng tiền người dân đóng góp qua việc nộp phí sao cho có hiệu quả nhất.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc đầu tư xây dựng cầu treo Khe Tây ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh không hiệu quả, chỉ có hai hộ dân sử dụng, trong đó một hộ dân là nhà Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu ý kiến: việc đầu tư xây dựng cầu treo Khe Tây nằm trong quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt từ năm 2011. Sau khi có ý kiến của báo chí, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức đoàn công tác vào tận nơi xem xét. Thực tế, thôn Khe Tây có 43 hộ dân với khoảng hơn 200 nhân khẩu. Cầu treo này phục vụ rất thiết thực cho việc đi lại của bà con trong thôn.
Sở dĩ có ý kiến cho rằng việc đầu tư cầu treo Khe Tây không cần thiết, bởi khi mùa cạn, người dân không đi qua cầu, chủ yếu lội qua suối trong khi việc xây cầu là để phục vụ người dân trong bốn mùa. Việc xây cầu đã thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ.
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã tổng kết giai đoạn 1 đối với 187 cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả cho thấy tất cả các cầu đều phát huy tác dụng rất tốt./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tọa đàm với doanh nghiệp Hoa Kỳ  (17/11/2015)
Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines  (17/11/2015)
Thủ tướng New Zealand kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (17/11/2015)
Việt Nam - EU tiếp tục phát triển sâu rộng quan hệ song phương  (17/11/2015)
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC kết thúc thành công  (17/11/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay