Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5: Hợp tác bảo vệ tài nguyên, môi trường các biển Đông Á
TCCSĐT - Theo Thông cáo Báo chí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng - Việt Nam từ hôm nay, ngày 16-11-2015 đến ngày 21-11-2015 với khoảng 700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự (trong đó đại biểu quốc tế khoảng 400 người), gồm các nhà quản lý, khoa học, đại diện các bộ, ngành địa phương trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và doanh nghiệp…
Đại hội Biển Đông Á do Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) và các quốc gia thành viên tổ chức là hội nghị quốc tế hàng đầu về phát triển bền vững và quản lý các khu vực vùng bờ, đại dương, tập trung vào các biển Đông Á. Đây cũng là nơi trao đổi thông tin tương tác, trung tâm xây dựng, phát triển các quan hệ đối tác và là cơ chế giám sát, lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững của khu vực các biển Đông Á.
Đại hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003 và định kỳ 3 năm một lần. Năm 2015, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5, với vai trò là một quốc gia thành viên. Đại hội lần này được xem là cơ hội để đánh giá những bài học kinh nghiệm và tiến bộ đạt được, mở rộng các hoạt động hiệu quả, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, xác định mục tiêu và kế hoạch mới cho khu vực Đông Á theo các cam kết toàn cầu về mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, chủ đề của Đại hội được các quốc gia thành viên và PEMSEA thống nhất lựa chọn là “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương - Thiết lập Chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015” (Global targets, local benefits - Setting the Sustainable Development Agenda for the Seas of East Asia beyond 2015).
Mục đích chính của Đại hội là cung cấp một diễn đàn cho các tổ chức và các bên liên quan trong khu vực xác nhận mục tiêu trọng điểm, lịch trình và cơ hội hợp tác góp phần thiết lập Chương trình nghị sự phát triển bền vững biển Đông Á; gặp gỡ, trao đổi, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức các chính sách đổi mới, chia sẻ kinh nghiệm và những sáng kiến, thành tựu đạt được, thực tiễn thành công trong lĩnh vực quản lý và phát triển bền vững môi trường biển Đông Á; thông qua Chiến lược cập nhật phát triển bền vững biển Đông Á và xác định các mục tiêu hoạt động của PEMSEA sau năm 2015.
Trong chương trình Đại hội sẽ diễn ra các nội dung chính như sau:
1. Các hội nghị, hội thảo quốc tế được chia làm 03 phiên theo 03 nhóm chủ đề lớn:
- Phiên 1: Một thập kỷ của quan hệ đối tác trong phát triển bền vững vùng biển Đông Á: Hiệp lực và thành tựu.
- Phiên 2: Đẩy mạnh hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Phiên 3: Từ tầm nhìn tới thực tế: Gắn kết Chương trình nghị sự toàn cầu với lợi ích địa phương.
2. Các diễn đàn:
- Diễn đàn Bộ trưởng.
- Diễn đàn Thanh niên.
- Diễn đàn Mạng lưới chính quyền địa phương.
3. Diễn đàn Quản lý tổng hợp vùng bờ và Hội thảo thông điệp Việt Nam.
4. Các sự kiện đặc biệt, trong đó bao gồm:
- Hội nghị quan chức cấp cao Chính phủ (SGOM).
- Cuộc họp đặc biệt Hội đồng Đối tác biển Đông Á.
- Triển lãm môi trường biển và hải đảo.
- Tham quan thực địa.
- Hội thảo tập huấn quốc tế lần thứ 2 về Lượng giá hệ sinh thái và ứng dụng trong quy hoạch và quản lý không gian biển.
- Hội nghị Thương mại và nền kinh tế xanh: Xây dựng mạng lưới thương mại bền vững tại khu vực Đông Á.
Mục tiêu chính của các hội nghị, hội thảo quốc tế là đánh giá bài học kinh nghiệm và tiến bộ đạt được, mở rộng hoạt động thực tiễn có hiệu quả và hướng tới xây dựng một nền kinh tế đại dương xanh, xác định các mục tiêu và kế hoạch mới cho khu vực Đông Á theo các cam kết toàn cầu về Mục tiêu phát triển bền vững.
- Đại hội cũng sẽ cung cấp một diễn đàn cho các tổ chức và các bên liên quan trong khu vực xác nhận mục tiêu trọng điểm, lịch trình và cơ hội hợp tác, góp phần thiết lập Chương trình nghị sự phát triển bền vững biển Đông Á. Tại Diễn đàn Bộ trưởng, các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển, vùng bờ biển và hải đảo của 14 quốc gia Đông Á, trong đó có 12 quốc gia thành viên PEMSEA sẽ đưa ra các cam kết và mục tiêu mới cho phát triển vùng biển Đông Á từ sau năm 2015 và thông qua Chiến lược cập nhật phát triển bền vững biển Đông Á cũng như những cam kết và mục tiêu toàn cầu mới.
Trong những năm qua, kinh tế biển đã đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Song cũng giống như các quốc gia khác, biển Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Môi trường biển bị ô nhiễm, các hệ sinh thái biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm, thiên tai biển có chiều hướng gia tăng và các tác động xấu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Bằng cách thể chế hóa và lồng ghép các chương trình quản lý tổng hợp biển và hải đảo vào hệ thống các chính sách, chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực thực hiện tích cực nhất Chiến lược Phát triển bền vững các biển Đông Á (SDS-SEA).
Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường, cam kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững vùng bờ biển qua việc thực hiện quản lý tổng hợp biển và hải đảo, trong đó có quản lý tổng hợp vùng bờ. Thông qua Đại hội, Việt Nam tiếp tục khẳng định những nỗ lực cùng với các nước trong khu vực xây dựng và duy trì biển Đông Á thành một môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm luật pháp quốc tế, phát triển bền vững theo tiêu chí nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Qua diễn đàn của Đại hội, Việt Nam mong muốn chuyển tới bạn bè quốc tế thông điệp “Hãy hợp tác bảo vệ tài nguyên, môi trường các biển Đông Á vì lợi ích của chúng ta”./.
“Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc năm 2015” sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 22-11-2015 trên cả nước  (16/11/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến ngày 15-11-2015  (16/11/2015)
Việt Nam phát huy vai trò tích cực trong Diễn đàn APEC  (15/11/2015)
Điểm mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội  (15/11/2015)
Tổng Bí thư dự ngày hội đại đoàn kết tại Đan Phượng, Hà Nội  (15/11/2015)
Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc  (15/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên