Tám nhóm khu kinh tế ven biển được tập trung đầu tư giai đoạn 2016-2020
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, 8 nhóm khu kinh tế trên gồm: Nhóm khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng; khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách Trung ương trong kế hoạch hằng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho các khu kinh tế ven biển.
Trong đó, giai đoạn 2016 - 2017 tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 5 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm đã được lựa chọn trong giai đoạn 2013 - 2015.
Giai đoạn 2018 - 2020, tập trung đầu tư cho các khu kinh tế ven biển trọng điểm mới được bổ sung trong giai đoạn 2016 - 2020 gồm: khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách Trung ương theo kế hoạch hằng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho các khu kinh tế ven biển, tuân thủ nguyên tắc tập trung cho nhóm các khu kinh tế trọng điểm được lựa chọn; chủ trì xây dựng cơ chế huy động vốn, ưu đãi, khuyến khích, đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển khu kinh tế ven biển từ các thành phần kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và là đầu mối theo dõi quá trình triển khai việc tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các khu kinh tế ven biển trọng điểm được lựa chọn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong quý III-2018, tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách theo lĩnh vực quản lý ngành thống nhất với pháp luật về khu kinh tế, đồng thời hướng các khu kinh tế ven biển phát triển theo định hướng lĩnh vực thế mạnh, khai thác tối đa lợi thế của khu kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân, Ban quản lý khu kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuân thủ nguyên tắc tập trung đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển trọng điểm đã được lựa chọn; sử dụng vốn ngân sách Trung ương được phân bổ theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ giải ngân và xây dựng công trình. Đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển. Bên cạnh đó, phát huy vai trò chủ động của địa phương, xây dựng cơ chế phân công, phối hợp thống nhất, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với khu kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật./.
Hỗ trợ 11 địa phương khắc phục thiên tai  (09/11/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Hungary Kover Laszlo  (09/11/2015)
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (09/11/2015)
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (09/11/2015)
Bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức Thừa phát lại  (09/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay