Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X
22:41, ngày 16-10-2015
Ngày 16-10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã khai mạc với chủ đề “Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; phấn đấu đưa Kiên Giang thành tỉnh phát triển khá trong cả nước".
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh biểu dương Đảng bộ, quân và dân tỉnh Kiên Giang đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đoàn kết, nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đạt được những thành tích khá toàn diện.
Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ qua. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế tuy đạt kết quả khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp quy mô nhỏ, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất cao, năng lực cạnh tranh thấp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thoát nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo còn nhiều.
An ninh, trật tự có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, nhất là an ninh biên giới, vùng biển, an ninh nông thôn...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có mặt chuyển biến chậm, nhất là việc khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đăng ký học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số đơn vị, cá nhân còn chung chung, chưa sát với nhiệm vụ được giao, số đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật sau kiểm điểm còn nhiều.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh lưu ý Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ mới cần phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tận dụng thời cơ, huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ cần có giải pháp tích cực, thực hiện hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020. Kiên Giang xây dựng các cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Thực hiện tốt việc liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu; triển khai nhanh các công trình ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Kiên Giang cũng cần chú trọng phát triển kinh tế biển, nhất là những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt hải sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển đảo; tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện Đề án Đặc khu kinh tế Phú Quốc, có chính sách đột phá để thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự; tạo điều kiện thuận lợi cho Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt, sớm xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thu hút lao động có kỹ thuật, tay nghề cao về làm việc; quan tâm phát triển văn hóa và bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo tốt các đối tượng chính sách, người có công; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo một cách bền vững, không để tái nghèo.
Kiên Giang cần chú trọng hơn nữa việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với Campuchia nói chung và với các tỉnh giáp biên giới của Campuchia nói riêng, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Kiên Giang cũng cần tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng hiện nay” và thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến tích cực trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đổi mới và tăng cường công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và trong nhân dân nhằm phát huy tốt sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh lưu ý Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang tập trung trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng và sáng suốt lựa chọn bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, gồm những đồng chí thực sự tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn và sự cống hiến, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X nêu rõ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, khai thác tốt và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách tăng bình quân 12,48%/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2010; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 674.845 tấn.
Tỉnh có 18 xã và huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỉnh đã khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và vùng biển - đảo; giữa các vùng bước đầu đã có sự liên kết trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.
Tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, nhất là đối với đảo Phú Quốc; thu hút lượng khách lưu trú bình quân tăng 17,79%/năm, doanh thu tăng bình quân 43%/năm. Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh; tốc độ tăng trưởng 11,4%/năm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% GDP của tỉnh.
Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Kiên Giang huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 138.828 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với 5 năm trước; hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc, đường điện ra đảo Phú Quốc và Hòn Tre (Kiên Hải), đường tránh thành phố Rạch Giá, cầu sông Cái Lớn và Cái Bé, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61...
Đến nay, 100% số xã trong đất liền có đường giao thông nhựa hóa về trung tâm; số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia hơn 97%, sử dụng nước hợp vệ sinh trên 96%... Tỉnh đã thu hút hơn 38 dự án FDI với trên 2,92 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và ngày càng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,73%; hàng năm giải quyết việc làm cho trên 33.000 lao động. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt một số kết quả quan trọng. Công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tăng cường. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền nhiều mặt chuyển biến tích cực.
Công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt. Đa số cán bộ đảng viên đã có chuyển biến về tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo, thực hiện tốt hơn chức trách nhiệm vụ được giao. Số cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm đạt trên 84%...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 bế mạc vào ngày 17-10./.
Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ qua. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế tuy đạt kết quả khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp quy mô nhỏ, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất cao, năng lực cạnh tranh thấp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thoát nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo còn nhiều.
An ninh, trật tự có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, nhất là an ninh biên giới, vùng biển, an ninh nông thôn...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có mặt chuyển biến chậm, nhất là việc khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đăng ký học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số đơn vị, cá nhân còn chung chung, chưa sát với nhiệm vụ được giao, số đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật sau kiểm điểm còn nhiều.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh lưu ý Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ mới cần phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tận dụng thời cơ, huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ cần có giải pháp tích cực, thực hiện hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020. Kiên Giang xây dựng các cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Thực hiện tốt việc liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu; triển khai nhanh các công trình ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Kiên Giang cũng cần chú trọng phát triển kinh tế biển, nhất là những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt hải sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển đảo; tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện Đề án Đặc khu kinh tế Phú Quốc, có chính sách đột phá để thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự; tạo điều kiện thuận lợi cho Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt, sớm xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thu hút lao động có kỹ thuật, tay nghề cao về làm việc; quan tâm phát triển văn hóa và bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo tốt các đối tượng chính sách, người có công; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo một cách bền vững, không để tái nghèo.
Kiên Giang cần chú trọng hơn nữa việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với Campuchia nói chung và với các tỉnh giáp biên giới của Campuchia nói riêng, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Kiên Giang cũng cần tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng hiện nay” và thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến tích cực trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đổi mới và tăng cường công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và trong nhân dân nhằm phát huy tốt sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh lưu ý Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang tập trung trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng và sáng suốt lựa chọn bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, gồm những đồng chí thực sự tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn và sự cống hiến, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X nêu rõ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, khai thác tốt và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách tăng bình quân 12,48%/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2010; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 674.845 tấn.
Tỉnh có 18 xã và huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỉnh đã khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và vùng biển - đảo; giữa các vùng bước đầu đã có sự liên kết trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.
Tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, nhất là đối với đảo Phú Quốc; thu hút lượng khách lưu trú bình quân tăng 17,79%/năm, doanh thu tăng bình quân 43%/năm. Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh; tốc độ tăng trưởng 11,4%/năm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% GDP của tỉnh.
Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Kiên Giang huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 138.828 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với 5 năm trước; hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc, đường điện ra đảo Phú Quốc và Hòn Tre (Kiên Hải), đường tránh thành phố Rạch Giá, cầu sông Cái Lớn và Cái Bé, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61...
Đến nay, 100% số xã trong đất liền có đường giao thông nhựa hóa về trung tâm; số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia hơn 97%, sử dụng nước hợp vệ sinh trên 96%... Tỉnh đã thu hút hơn 38 dự án FDI với trên 2,92 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và ngày càng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,73%; hàng năm giải quyết việc làm cho trên 33.000 lao động. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt một số kết quả quan trọng. Công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tăng cường. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền nhiều mặt chuyển biến tích cực.
Công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt. Đa số cán bộ đảng viên đã có chuyển biến về tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo, thực hiện tốt hơn chức trách nhiệm vụ được giao. Số cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm đạt trên 84%...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 bế mạc vào ngày 17-10./.
Thông cáo phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII  (16/10/2015)
Bế mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (16/10/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa  (16/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI  (16/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI  (16/10/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay