Chủ tịch nước: “Đại học Việt - Đức sẽ trở thành trường mang tầm khu vực”
Chiều 08-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp bà Karin Muller, Chánh văn phòng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức đang thăm Việt Nam.
Tại buổi tiếp, bà Karin Muller, bày tỏ vinh dự được Chủ tịch nước dành thời gian tiếp và nhấn mạnh những năm qua quan hệ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là nét nổi bật.
Từ năm 1991, Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen thông qua Tổ chức Hỗ trợ Đại học thế giới đã liên tục học bổng cho sinh viên Việt Nam. Những năm gần đây, mỗi năm có 150 suất học bổng Hessen…
Tại Việt Nam đã thành lập Trường Đại học Việt - Đức từ năm 2008, đây là một trong những mô hình hợp tác thành công trong các dự án hợp tác của Đức và bang Hessen với các nước đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Chủ tịch nước hoan nghênh bà Karin Muller và Đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đánh giá cao những kết quả đạt được trong hợp tác giáo dục giữa bang Hassen và Việt Nam, Chủ tịch nước cho rằng từ ý tưởng hình thành năm 2006, sau 2 năm Trường Đại học Việt Đức đã đi vào hoạt động với quy mô hơn 12.000 sinh viên, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ.
Chủ tịch nước khẳng định luôn tạo điều kiện để Trường phát triển thu hút sinh viên không chỉ của Việt Nam mà cả các nước, nhằm xây dựng ngôi trường mang tầm khu vực. Thành công của mô hình này còn là cánh cửa để kết nối giữa Cộng hòa Liên bang Đức và khu vực ASEAN.
Ghi nhận những trăn trở của bà Karin Muller và thành viên trong Đoàn, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp chặt chẽ với đối tác Đức trao đổi, thảo luận để tìm giải pháp khắc phục một số vướng mắc trong quá trình triển khai dự án xây dựng các trường đại học xuất sắc nói chung và Trường Đại học Việt - Đức nói riêng, nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo và mô hình quản lý.
Chủ tịch nước mong rằng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với Việt Nam./.
TPP - Bước tiến quan trọng tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ  (08/10/2015)
Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin nóng về người Việt ở nước ngoài  (08/10/2015)
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WIPO ngày càng phát triển  (08/10/2015)
Liên hợp quốc: Đã tiêu hủy được hơn 98% kho vũ khí hóa học ở Syria  (08/10/2015)
Bộ Chính trị trình kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành khóa XII  (08/10/2015)
Dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp điều chỉnh về cấp bậc, chế độ  (08/10/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên