Chủ tịch nước: Việt Nam sát cánh cùng Liên hợp quốc bảo đảm bình đẳng giới
Hội nghị đã thu hút trên 70 nguyên thủ, thủ tướng các nước tham dự.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu bật vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; nhấn mạnh phụ nữ Việt Nam hiện chiếm 48,4% lực lượng lao động, 24% đại biểu Quốc hội, trên 25% chủ doanh nghiệp. Chỉ số bình đẳng giới ở Việt Nam luôn được Liên hợp quốc xếp hạng cao.
Chủ tịch nước nêu rõ Nhà nước Việt Nam luôn coi thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ là ưu tiên hàng đầu; nhấn mạnh thành tựu của Việt Nam về xây dựng khuôn khổ pháp luật, thể chế và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng như việc lồng ghép bình đẳng giới vào mọi chiến lược, chương trình quốc gia về phát triển tại Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng bình đẳng giới không chỉ là một mục tiêu, mà là nội dung xuyên suốt trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; nhấn mạnh Việt Nam cam kết sẽ ưu tiên mọi nguồn lực cần thiết để từ nay đến năm 2013 thu hẹp khoảng cách về giới trên mọi lĩnh vực; cải thiện hơn nữa sự tiếp cận của phụ nữ và trẻ em gái với các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm, nhất là phụ nữ ở các vùng khó khăn; đồng thời từng bước xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Cuối cùng, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ sát cánh cùng Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chung nhằm bảo đảm quyền bình đẳng và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở tất cả các quốc gia./.
Chủ tịch nước trao huân chương cho phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc  (28/09/2015)
Đẩy mạnh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng trọng điểm  (28/09/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến 27-9-2015  (28/09/2015)
Chủ tịch nước gặp song phương với hai tổng thống Áo và Chile  (28/09/2015)
Nghiệm thu đề tài khoa học: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”  (28/09/2015)
400 đại biểu dự hội nghị về y tế công cộng tiểu vùng Mekong  (27/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên