Hai nước Việt Nam-Estonia ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Trong khuôn khổ các hoạt động của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ngày 26-9 đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Marina Kaljurand.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa chúc mừng bà Marina Kaljurand được bổ nhiệm giữ chức Ngoại trưởng Estonia hồi tháng Bảy vừa qua, bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, hai Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường phối hợp, đóng vai trò điều phối để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Estonia.
Hai bên đánh giá cao việc triển khai ký kết các hiệp định song phương nhằm tạo khuôn khổ pháp lý làm nền tảng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Marina Kaljurand đã thay mặt chính phủ hai nước Việt Nam và Estonia ký kết “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập”.
Hai bên nhất trí cho rằng, việc ký kết hiệp định quan trọng này sẽ là tiền đề cho việc triển khai ký kết các thỏa thuận cụ thể về hợp tác kinh tế-thương mại, nông nghiệp, văn hóa-khoa học, giáo dục-đào tạo…giữa hai nước.
Bà Marina Kaljurand khẳng định sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Estonia đối với Việt Nam trong tiến trình triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU ký kết năm 2012 cũng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU vừa kết thúc đàm phán tháng trước.
Bộ trưởng Ngoại giao Estonia cũng bày tỏ nhất trí với quan điểm của Việt Nam và ASEAN về giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Romania Bogdan Lucian Aurescu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vững chắc của mối quan hệ song phương hữu nghị, bền chặt trong suốt 65 năm qua; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, hai bên tăng cường trao đổi đoàn, đặc biệt là các đoàn cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo xung lực cho quan hệ song phương phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại-đầu tư.
Bộ trưởng Ngoại giao Romania B. L. Aurescu thông báo tình hình phát triển kinh tế rất khả quan của nước này, cho rằng với triển vọng tốt đẹp của hai nền kinh tế, tiềm năng hợp tác hai bên là rất lớn.
Hai vị Bộ trưởng ngoại giao đã nhất trí về việc hai bên sớm tiến hành họp Ủy ban Hỗn hợp vào năm 2016 để đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dầu khí, công nghệ thông tin, đóng tàu...
Bộ trưởng Aurescu đánh giá cao các thế hệ sinh viên Việt Nam học tập tại Romania trước đây và hiện nay, coi đây là cầu nối hiệu quả cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Trên tinh thần đó, hai bên sẽ xem xét ký thỏa thuận khung về hợp tác giáo dục giai đoạn từ nay đến 2018. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Romania sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, thúc đẩy các nước EU sớm phê chuẩn hiện định thương mại tự do Việt Nam-EU.
Bộ trưởng Aurescu cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình để Romania là một trong những nước đầu tiên trong EU phê chuẩn hiệp định này. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, đồng thời khẳng định phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và đa phương./.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn với quốc tế  (27/09/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ  (27/09/2015)
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc vẫn tồn tại rào cản và thiếu lòng tin chiến lược  (26/09/2015)
Trung Quốc tuyên bố hợp tác với Mỹ để chống các phần tử khủng bố  (26/09/2015)
Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đang có cơ hội hợp tác to lớn  (26/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên