Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
TCCSĐT - Ngày 08-9-2015, tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV (2015 - 2020), chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.
Đến dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và một số tỉnh, thành phố, cùng 500 đại biểu ưu tú đại diện cho những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh.
Thay mặt Đại hội, đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định, 5 năm qua, từ sau Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III đến nay; các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước với nhiều phong trào có sức lan tỏa cả về bề rộng và chiều sâu, nội dung bám sát thực hiện nhiệm vụ chính trị và những mục tiêu kinh tế - xã hội trọng tâm, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,... Điển hình như lĩnh vực giáo dục đào tạo có nhiều phong trào, hoạt động thi đua nay trở thành truyền thống như phong trào “Thi đua dạy tốt học tốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngành y tế với phong trào thi đua nâng cao y đức, chất lượng khám, chữa bệnh và đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Các phong trào thi đua trong các lĩnh vực thể thao, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là các phong trào thi đua xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người có công với cách mạng, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia...
Đặc biệt, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được tỉnh Quảng Ninh cụ thể hóa triển khai có hiệu quả qua 5 phong trào thi đua: Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới; thành thị giúp đỡ nông thôn; công nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới; nông dân tự lực sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới; doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới. Không khí sôi nổi dấy lên từ phong trào xây dựng nông thôn mới trên khắp vùng nông thôn Quảng Ninh, giúp diện mạo nông thôn thay đổi khang trang hơn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; văn hóa xã hội và môi trường nông thôn có nhiều tiến bộ. Quảng Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Nhiều chương trình, mô hình sáng tạo đã được nhân rộng, như Chương trình Quảng Ninh mỗi xã, phường một sản phẩm, trong đó tổ chức Hội chợ OCOP, xây dựng thương hiệu cho 24 sản phẩm nông nghiệp,... Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 79/82 xã, 6/10 huyện cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới và đến hết năm 2015, Quảng Ninh cơ bản đạt tiêu chí Tỉnh nông thôn mới.
Phong trào thi đua trong khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức Hội quần chúng có nhiều đổi mới, tổ chức được nhiều phong trào thi đua và chương trình hoạt động phù hợp, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giải quyết, tháo gỡ các vấn đề bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội. Tiêu biểu là: Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, với 5.785 điển hình Dân vận khéo các cấp, nhiều mô hình có tính bền vững, sức lan tỏa cao và có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nổi bật là việc triển khai Đề án di dân ra đảo Trần, Đề án di chuyển ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống và các hoạt động vận động nhân dân hiến đất làm đường, làm nhà văn hóa và các công trình công cộng khác... Qua các phong trào thi đua, nhiều tấm gương sáng, nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc, điển hình tiên tiến xuất hiện trên các lĩnh vực, mỗi tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến luôn thể hiện tinh thần phấn đấu, với ý chí cách mạng tiến công, tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh Quảng Ninh có 230 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 1.445 cá nhân được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; 8 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp; 2 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ; 2 tập thể Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; 2 tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới;…
Bên cạnh những thành tích đáng tự hào, đồng chí Nguyễn Đức Long cũng chỉ rõ, hiện nay, quá trình thực hiện phong trào thi đua yêu nước vẫn còn những hạn chế ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương như: chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào thi đua; triển khai phong trào chưa liên tục, đúng ý nghĩa; một số nội dung thi đua chưa thiết thực, có lúc có nơi còn mang tính hình thức,… Vì vậy, trong 5 năm tới (2015 - 2020), toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước gắn với biểu dương, khen thưởng kịp thời, quan tâm bồi dưỡng, phát hiện, động viên các điển hình, nhân tố mới; tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác thi đua khen thưởng; thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, càng khó khăn thì càng phải thi đua. Phát động sâu rộng hơn nữa các phong trào thi đua thiết thực trên tất cả các lĩnh vực và trong các giai tầng trong xã hội gắn với thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng thương hiệu Quảng Ninh, bắt đầu từ “Nụ cười Hạ Long” trong mỗi cán bộ công chức, viên chức, người lao động và mỗi người dân Quảng Ninh để xây dựng Quảng Ninh thực sự là điểm đến của du khách và các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước; là nơi người dân có cuộc sống tốt đẹp, quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh và trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp vào năm 2020.
Về dự và phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và chúc mừng những kết quả tốt đẹp trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm qua. Phó Thủ tướng biểu dương tỉnh Quảng Ninh đã phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng vượt qua khó khăn trong đợt mưa lũ lớn nhất trong lịch sử 40 năm qua trên địa bàn tỉnh để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh; tích cực đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tìm ra nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, nhất là ở vùng biên giới, hải đảo để phong trào thi đua ngày càng lớn mạnh, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Thủ tướng bày tỏ niềm tin tưởng rằng, với những thành tích và bài học kinh nghiệm đã có, với sự thành công của Đại hội, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần quan trọng xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp.
Đại hội đã tổ chức giao lưu với các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời, Đại hội cũng giới thiệu đoàn đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX./.
Cán bộ ngành tòa án cần khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm  (08/09/2015)
Thủ tướng sẽ dẫn đầu Đoàn cấp cao thăm và làm việc tại Lào  (08/09/2015)
Ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao  (08/09/2015)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm và làm việc tại châu Âu  (08/09/2015)
Hội nghị châu Á-Thái Bình Dương đoàn kết với Cuba  (08/09/2015)
Quan hệ Việt Nam-Malaysia vì lợi ích song phương, đa phương  (08/09/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên