Đề nghị Quốc hội Nhật ủng hộ duy trì viện trợ ODA ở mức cao
Tiếp tục chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 24 đến 30-8-2015, sáng 26-8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi làm việc với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, tiếp Chủ tịch Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt, thăm tỉnh Gunma.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Masaaki Yamazaki, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang đi vào thực chất, trong đó mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường các hoạt động giao lưu, đồng thời đề nghị Quốc hội Nhật Bản ủng hộ việc duy trì viện trợ ODA ở mức cao cho Việt Nam trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước đang phát triển rất tích cực trong thời gian vừa qua, và mong muốn Nhật Bản tiếp tục mở rộng việc tiếp nhận thực tập sinh, điều dưỡng viên Việt Nam đến làm việc tại Nhật Bản.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đến ông Masaaki Yamazaki sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.
Trong buổi tiếp, Chủ tịch Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao vai trò của Liên minh nghị sỹ hữu nghị trong việc tăng cường quan hệ hai nước và tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa hai quốc hội ngày càng hiệu quả.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm tỉnh Gunma và hội kiến với Thống đốc tỉnh Gunma, Osawa Masaaki.
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội đã cám ơn sự đón tiếp nồng ấm của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Gunma. Phó Chủ tịch nhấn mạnh rằng đây là thời điểm quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ... Phó Chủ tịch cũng vui mừng khi biết Gunma là địa phương đứng thứ năm của Nhật Bản có nhiều người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập.
Thống đốc Gunma Osawa Masaaki bày tỏ rằng Việt Nam là đất nước thân thiện. Hơn nữa hiện tại, có hơn 3.000 người Việt Nam đang sống tại tỉnh Gunma, và có 23 công ty của Gunma đang hoạt động tại Việt Nam. Nguồn lực này sẽ đóng góp vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển hơn nữa. Thống đốc Masaaki khẳng định rằng Nhóm nghị sỹ của tỉnh Gunma sẽ thúc đẩy các hoạt động giao lưu với Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên cũng thống nhất sẽ tăng cường các cuộc giao lưu giữa Quốc hội Việt Nam với các địa phương của Nhật Bản trong đó có tỉnh Gunma, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên hoạt động nhằm đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước./.
Campuchia cảnh báo xét xử đối tượng chỉ trích bản đồ của chính phủ  (27/08/2015)
Việt Nam, Lào đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ quan hệ hai nước  (27/08/2015)
Góp ý về nguyên tắc "Suy đoán vô tội" và "Tranh tụng trong xét xử"  (27/08/2015)
Hội thảo công bố báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh”  (26/08/2015)
Đoàn đại biểu Tạp chí A-lun-may (Lào) sang thăm và làm việc tại Việt Nam  (26/08/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên