Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi)
TCCSĐT - Sáng 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu ý kiến về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) |
Thảo luận về quyền đặt tên (Điều 26 dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành với việc bỏ quy định “họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái” do chưa xác định rõ được cơ sở hợp lý của việc giới hạn này và cũng không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp.
Một số trường hợp cá biệt đặt tên quá dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý hộ tịch, không thuận tiện trong giao dịch sẽ được thực hiện thông qua phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
Tán thành với việc sửa đổi này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị cùng với việc bỏ khống chế không được vượt quá 25 chữ cái, cần nhấn mạnh việc đặt họ, tên và chữ đệm của một người phải phù hợp tập quán dân tộc, phù hợp với địa bàn.
Các vấn đề về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; quyền sở hữu và vật quyền khác đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, làm rõ.
* Về chuyển đổi giới tính, Khoản 2 Điều 36 dự thảo Luật trình Quốc hội quy định: “ Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Nêu rõ quan điểm về vấn đề này, Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh tán thành với việc Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Ông nêu rõ nếu công nhận việc chuyển đổi giới tính thì sẽ gây “vướng” ngay với Luật Hôn nhân và gia đình.
Quan điểm về vấn đề này, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật là cơ quan thẩm tra dự án Bộ luật cho rằng quyền chuyển đổi giới tính là quyền con người, cần phải được ghi nhận trong luật.
Do việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh, chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội..., nên để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định đây là quyền con người, quyền này sẽ thực hiện theo quy định của luật. Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ giao cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất để Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề này bằng một văn bản luật.
* Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nhiều nội dung đã được thể hiện trong Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) của Ủy ban Pháp luật.
Về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Hàng hải Việt Nam có ý kiến đề nghị Bộ luật cần điều chỉnh với tất cả các loại tàu, thuyền hoạt động trên biển và tất cả các loại cảng biển, cảng thủy nội địa mà không nên quy định loại trừ như dự thảo Bộ luật.
Ủy ban Pháp luật nêu quan điểm Bộ luật Hàng hải Việt Nam chủ yếu điều chỉnh các đối tượng hoạt động hàng hải thương mại. Đối với tàu cá, giàn di động, ụ nổi, phương tiện thủy nội địa, tàu quân sự, cảng quân sự, cảng cá, cảng thủy nội địa đã được điều chỉnh trong các luật khác như Luật Thủy sản, Luật Giao thông đường thủy nội địa. Do đó, không thể đưa về điều chỉnh tất cả trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi), cần có quy định loại trừ ở phạm vi điều chỉnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hoạt động của các loại phương tiện, các loại cảng có liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng hải, nhưng chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật này nên cần có sự điều chỉnh trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
Về quyền vận tải nội địa (Điều 8), tán thành quy định về bảo hộ quyền vận tải nội địa để bảo vệ lợi ích quốc gia, góp phần phát triển đội tàu biển trong nước, nhất là trong điều kiện hiện nay nhiều nước trên thể giới có ngành vận tải hàng hải phát triển, có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với ngành vận tải hàng hải Việt Nam, cả về vốn và kinh nghiệm quản lý. Quy định như vậy là kế thừa quy định của Bộ luật hiện hành và cũng như nhiều nước khác trên thế giới, không trái với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
Một vấn đề nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận là liệu quy định về Ban quản lý và khai thác và cảng vụ có chồng chéo nhau hay không? Giải thích trước Ủy ban Thường vụ Quốc hôi, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định không có sự chồng chéo ở đây.
Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải Đinh La Thăng phát biểu ý kiến
“Ban quản lý và khai thác cảng hoàn toàn độc lập với các cảng vụ. Cảng vụ có nhiệm vụ quản lý tàu ra tàu vào, làm nhiệm vụ cấp phép tàu vào, tàu ra. Ban quản lý và khai thác cảng không làm nhiệm vụ này, mà quản lý về quy hoạch, về đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển để trong cùng một khu vực thì đầu tư cảng có hiệu quả, không bị chồng chéo”, Bộ trưởng nêu rõ.
Các nội dung quy định cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải; thanh tra hàng hải; tàu biển; đăng kiểm tàu biển; cảng biển; ban quản lý và khai thác cảng đã được thảo luận, giải trình cụ thể./.
Thủ tướng tiếp các Trưởng đoàn an ninh, cảnh sát và tình báo quốc tế  (18/08/2015)
Phát huy tinh thần yêu nước trong thanh niên dân tộc thiểu số  (18/08/2015)
Cả nước sẽ tổ chức khai giảng thống nhất một ngày vào 05-9  (18/08/2015)
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Công an Việt Nam tại Cuba  (18/08/2015)
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Triều Tiên  (18/08/2015)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ đánh bom ở Bangkok của Thái Lan  (18/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên