Đồng bào có đạo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội và bảo vệ an ninh Tổ quốc
21:48, ngày 17-08-2015
TCCSĐT - Đó là đánh giá của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tiếp xúc đại diện lãnh đạo của 32 tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 16-8-2015.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng, đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Vì thế, trong Hiến pháp 2013 tiếp tục nêu rõ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo không chỉ là quyền của công dân mà là quyền của con người. Đáng chú ý là, trong Hiến pháp 2013 thì người nước ngoài khi đến Việt Nam, dù không phải là công dân Việt Nam, nhưng vẫn có quyền thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại đất nước Việt Nam.
Đánh giá về những đóng góp của tôn giáo trong thời gian qua, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Suốt nhiều năm qua, đồng bào có đạo đã tham gia rất nhiều vào các hoạt động xã hội, như: từ thiện nhân đạo; chăm lo cho người nghèo; hoạt động chăm lo giáo dục; chăm lo sức khỏe cho người già, neo đơn; tham giao bảo vệ trị an, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, vừa qua khi đoàn đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sang thăm Vatican, một trong những nội dung quan trọng nhất khi trao đổi với Giáo hoàng Vatican là xung quanh bức thư của Giáo hoàng về thông điệp chung: Kêu gọi công dân toàn cầu bảo vệ môi trường. Như vậy, ngay cả những người đứng đầu các tôn giáo cũng không chỉ quan tâm đến những vấn đề riêng của tôn giáo mà còn chú ý đến những vấn đề xã hội có tính toàn cầu khác.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, bắt đầu từ năm nay, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 62 người sẽ chia làm từng nhóm để về các vùng, miền của Tổ quốc, lắng nghe các ý kiến tâm tư của các tầng lớp nhân dân, các chức sắc tôn giáo về tình hình của địa phương và những vấn đề tình hình đất nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cho các tổ chức tôn giáo tập trung thảo luận, góp ý vào 3 nội dung cơ bản, đó là: hoạt động của các tôn giáo, những kiến nghị, băn khoăn; góp ý vào Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo và làm rõ những mặt được và hạn chế trong sự phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo với tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để chăm lo tốt nhất cho đồng bào có đạo trên cả nước. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức tôn giáo đang được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất quan tâm, gồm: chương trình phối hợp giữa đồng bào có đạo với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền trong bảo vệ môi trường; y tế; chăm lo sự nghiệp giáo dục; hoạt động nhân đạo, chăm sóc cho những người không nơi nương tựa, người bệnh tật; giám sát quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn đóng góp vào dự thảo lần thứ 5 Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chuẩn bị được trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Cùng với sự bày tỏ cảm ơn sáng kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong buổi tiếp xúc các tôn giáo, Tổng Thư ký Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha’I Việt Nam Nguyễn Văn Thỏa, cho rằng, dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới chuẩn bị được trình Quốc hội sẽ tạo ra thời cơ mới cho hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Thỏa chia sẻ, tôn giáo Baha’I Việt Nam có một thông điệp là “dù nền văn minh vật chất có tiến nhanh đến đâu cũng không thể mang đến hạnh phúc cho con người. Và, chỉ có con người mới mang đến động lực hạnh phúc cho con người”. Vì thế, ông cho rằng đại diện của các tôn giáo cùng có mặt để đóng góp vào một dự án luật hoạt động chung sẽ giúp cho khoảng cách tiến đến hạnh phúc của xã hội ngày càng tốt hơn.
Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ông Mach Dares Samael, đã góp ý vào Chương 2 dự thảo lần thứ 5 Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến người đại diện các tổ chức tôn giáo và điều luật quy định về thời hạn hoạt động cơ sở đào tạo của tôn giáo. Tại hội nghị này, ông Mach Dares Samael đã gửi lời cảm ơn đến chính quyền Thành phố, vì trước đây khi chưa có luật thì các gia đình theo đạo Hồi tại Thành phố phải cho con em ra nước ngoài học giáo lý nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố nên hiện nay các thánh đường Hồi giáo trên địa bàn được triển khai các lớp đào tạo về giáo dục giáo lý về đạo Hồi. Đây là điều kiện cho các tín đồ Hồi giáo trên địa bàn Thành phố được tham gia hoạt động tôn giáo đầy đủ hơn.
Hội trưởng Hội thánh Mennonite Việt Nam Nguyễn Quang Trung và Mục sư Nguyễn Thế Hiến, Trưởng Ban Đại diện Hội thánh Tin lành Sài Gòn cùng ý kiến đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động của tổ chức tôn giáo tại vùng xa, vùng sâu, những nơi đồng bào có đạo còn nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo mục sư Nguyễn Thế Hiển, tại điểm C, khoản 1, Điều 14 về hoạt động nhân đạo nên sửa đổi để đảm bảo sự đoàn kết, cũng như sự chủ động trong hỗ trợ người nghèo trên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Còn Phó Chủ tịch Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha’I Việt Nam Diệp Đình Hữu đề nghị nên tách thành hai luật riêng từ dự án luật, cụ thể như: Luật tín ngưỡng và Luật tôn giáo để quản lý rạch ròi đối với hai loại hình này.
Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến sâu sắc của các đại biểu vào dự thảo lần thứ 5 của Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng chí cho rằng, đây là những ý kiến đóng góp quý báu cho quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự thảo luật, trước khi trình Quốc hội xem xét và thông qua./.
Đánh giá về những đóng góp của tôn giáo trong thời gian qua, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Suốt nhiều năm qua, đồng bào có đạo đã tham gia rất nhiều vào các hoạt động xã hội, như: từ thiện nhân đạo; chăm lo cho người nghèo; hoạt động chăm lo giáo dục; chăm lo sức khỏe cho người già, neo đơn; tham giao bảo vệ trị an, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, vừa qua khi đoàn đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sang thăm Vatican, một trong những nội dung quan trọng nhất khi trao đổi với Giáo hoàng Vatican là xung quanh bức thư của Giáo hoàng về thông điệp chung: Kêu gọi công dân toàn cầu bảo vệ môi trường. Như vậy, ngay cả những người đứng đầu các tôn giáo cũng không chỉ quan tâm đến những vấn đề riêng của tôn giáo mà còn chú ý đến những vấn đề xã hội có tính toàn cầu khác.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, bắt đầu từ năm nay, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 62 người sẽ chia làm từng nhóm để về các vùng, miền của Tổ quốc, lắng nghe các ý kiến tâm tư của các tầng lớp nhân dân, các chức sắc tôn giáo về tình hình của địa phương và những vấn đề tình hình đất nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cho các tổ chức tôn giáo tập trung thảo luận, góp ý vào 3 nội dung cơ bản, đó là: hoạt động của các tôn giáo, những kiến nghị, băn khoăn; góp ý vào Dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo và làm rõ những mặt được và hạn chế trong sự phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo với tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để chăm lo tốt nhất cho đồng bào có đạo trên cả nước. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức tôn giáo đang được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất quan tâm, gồm: chương trình phối hợp giữa đồng bào có đạo với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền trong bảo vệ môi trường; y tế; chăm lo sự nghiệp giáo dục; hoạt động nhân đạo, chăm sóc cho những người không nơi nương tựa, người bệnh tật; giám sát quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn đóng góp vào dự thảo lần thứ 5 Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chuẩn bị được trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Cùng với sự bày tỏ cảm ơn sáng kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong buổi tiếp xúc các tôn giáo, Tổng Thư ký Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha’I Việt Nam Nguyễn Văn Thỏa, cho rằng, dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới chuẩn bị được trình Quốc hội sẽ tạo ra thời cơ mới cho hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Thỏa chia sẻ, tôn giáo Baha’I Việt Nam có một thông điệp là “dù nền văn minh vật chất có tiến nhanh đến đâu cũng không thể mang đến hạnh phúc cho con người. Và, chỉ có con người mới mang đến động lực hạnh phúc cho con người”. Vì thế, ông cho rằng đại diện của các tôn giáo cùng có mặt để đóng góp vào một dự án luật hoạt động chung sẽ giúp cho khoảng cách tiến đến hạnh phúc của xã hội ngày càng tốt hơn.
Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ông Mach Dares Samael, đã góp ý vào Chương 2 dự thảo lần thứ 5 Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến người đại diện các tổ chức tôn giáo và điều luật quy định về thời hạn hoạt động cơ sở đào tạo của tôn giáo. Tại hội nghị này, ông Mach Dares Samael đã gửi lời cảm ơn đến chính quyền Thành phố, vì trước đây khi chưa có luật thì các gia đình theo đạo Hồi tại Thành phố phải cho con em ra nước ngoài học giáo lý nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố nên hiện nay các thánh đường Hồi giáo trên địa bàn được triển khai các lớp đào tạo về giáo dục giáo lý về đạo Hồi. Đây là điều kiện cho các tín đồ Hồi giáo trên địa bàn Thành phố được tham gia hoạt động tôn giáo đầy đủ hơn.
Hội trưởng Hội thánh Mennonite Việt Nam Nguyễn Quang Trung và Mục sư Nguyễn Thế Hiến, Trưởng Ban Đại diện Hội thánh Tin lành Sài Gòn cùng ý kiến đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động của tổ chức tôn giáo tại vùng xa, vùng sâu, những nơi đồng bào có đạo còn nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo mục sư Nguyễn Thế Hiển, tại điểm C, khoản 1, Điều 14 về hoạt động nhân đạo nên sửa đổi để đảm bảo sự đoàn kết, cũng như sự chủ động trong hỗ trợ người nghèo trên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Còn Phó Chủ tịch Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha’I Việt Nam Diệp Đình Hữu đề nghị nên tách thành hai luật riêng từ dự án luật, cụ thể như: Luật tín ngưỡng và Luật tôn giáo để quản lý rạch ròi đối với hai loại hình này.
Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến sâu sắc của các đại biểu vào dự thảo lần thứ 5 của Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng chí cho rằng, đây là những ý kiến đóng góp quý báu cho quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự thảo luật, trước khi trình Quốc hội xem xét và thông qua./.
Hội thảo khoa học "Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển"  (17/08/2015)
Hội thảo khoa học "Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển"  (17/08/2015)
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để người dân hoạt động tôn giáo  (17/08/2015)
Tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước  (17/08/2015)
Việt Nam khuyến khích các tôn giáo tham gia hoạt động xã hội  (17/08/2015)
Thủ tướng Ấn Độ thảo luận tăng cường hợp tác với UAE  (17/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên