Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2015
22:45, ngày 08-08-2015
Sáng 08-8-2015, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2015, đã diễn ra phiên thảo luận của đại diện trẻ em 30 tỉnh, thành phố với lãnh đạo một số bộ, ban, ngành về những vấn đề mà trẻ em quan tâm, trong đó, tập trung vào vấn đề quyền tham gia của trẻ em.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết: Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Để triển khai thực hiện Công ước, nội luật hóa đầy đủ các quyền của trẻ em, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Sự ghi nhận quyền tham gia của trẻ em trong Hiến pháp đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sự tôn trọng trẻ em của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để trẻ em thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền tham gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội kêu gọi các bộ, ngành, cơ quan hữu quan; cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các địa phương; các lực lượng xã hội nhìn nhận tích cực hơn nữa về vị trí, vai trò của trẻ em, quyền trẻ em nói chung và quyền tham gia của trẻ em nói riêng, giúp trẻ em có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền của mình và có những đóng góp tích cực cho đất nước phù hợp với lứa tuổi.
Thảo luận về các nội dung liên quan đến quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, tại phiên đối thoại chính thức với lãnh đạo các bộ, ngành, Diễn đàn đã chỉ ra những thách thức còn tồn tại trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em như: Tiếng nói của trẻ em chưa được cha, mẹ và người lớn lắng nghe trong các vấn đề liên quan đến trẻ em; các em chưa được góp ý vào bài giảng của thầy cô giáo để tiết học cuốn hút và sinh động. Chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhà trường chưa thiết thực và thiếu thực hành nên các em còn bị hạn chế trong quá trình thực hiện quyền tham gia của mình. Các em chưa được tham gia ý kiến vào các hoạt động ở cộng đồng mà người lớn thường tự quyết định và yêu cầu trẻ em tham gia. Trẻ em cũng chưa có nhiều cơ hội được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách dành cho trẻ em.
Từ những thách thức trên, để quyền tham gia của trẻ em ngày càng được thực hiện tốt hơn, các bạn nhỏ tham dự diễn đàn đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành một số khuyến nghị cần được xem xét, đáp ứng và phản hồi trong thời gian tới.
Trước hết, ở gia đình, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia, từ đó đặt mình vào vị trí của trẻ để trở thành người bạn thân thấu hiểu mong muốn của trẻ. Chính quyền cần tổ chức truyền thông, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cha, mẹ về quyền trẻ em; tổ chức nhiều hoạt động như hội thi, tọa đàm, câu lạc bộ, các chương trình giáo dục làm cha mẹ dành cho gia đình.
Ở nhà trường, các em mong muốn các thầy cô giáo tạo điều kiện và hỗ trợ để trẻ em có thể giao lưu, kết bạn và hòa đồng với nhau; tạo mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa giáo viên và học sinh để giáo viên thấu hiểu, lắng nghe và giải quyết các vấn đề mà học sinh gặp phải. Nhà trường cần tạo cơ hội để học sinh bày tỏ mong muốn, nguyện vọng về phương pháp giảng dạy; thầy cô giáo cũng cần có trách nhiệm lắng nghe và phản hồi ý kiến của học sinh.
Ở cộng đồng, các em mong muốn đổi mới truyền thông về quyền trẻ em cho toàn cộng đồng; có nhiều hơn các bộ phim hoạt hình, truyện tranh sinh động để trẻ em hứng thú tìm hiểu về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia thường xuyên hơn vào các hoạt động tại làng, xóm, khu dân cư; cải thiện hệ thống giao thông đi lại ở vùng sâu, vùng xa để trẻ em có điều kiện đến trường an toàn.
Trong xây dựng luật pháp, chính sách, các em mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để giảm tải chương trình lý thuyết trên lớp, tăng cường giờ học ngoại khóa và dạy kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi để trẻ em có thể phát triển toàn diện. Các quy định pháp luật về quyền tham gia của trẻ em cần được thể hiện cụ thể hơn nữa; có biện pháp hướng dẫn, xử lý những hành vi cản trở trẻ em thực hiện quyền tham gia của mình. Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia giám sát hoạt động của các điểm vui chơi giải trí công cộng./.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội kêu gọi các bộ, ngành, cơ quan hữu quan; cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các địa phương; các lực lượng xã hội nhìn nhận tích cực hơn nữa về vị trí, vai trò của trẻ em, quyền trẻ em nói chung và quyền tham gia của trẻ em nói riêng, giúp trẻ em có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền của mình và có những đóng góp tích cực cho đất nước phù hợp với lứa tuổi.
Thảo luận về các nội dung liên quan đến quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, tại phiên đối thoại chính thức với lãnh đạo các bộ, ngành, Diễn đàn đã chỉ ra những thách thức còn tồn tại trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em như: Tiếng nói của trẻ em chưa được cha, mẹ và người lớn lắng nghe trong các vấn đề liên quan đến trẻ em; các em chưa được góp ý vào bài giảng của thầy cô giáo để tiết học cuốn hút và sinh động. Chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhà trường chưa thiết thực và thiếu thực hành nên các em còn bị hạn chế trong quá trình thực hiện quyền tham gia của mình. Các em chưa được tham gia ý kiến vào các hoạt động ở cộng đồng mà người lớn thường tự quyết định và yêu cầu trẻ em tham gia. Trẻ em cũng chưa có nhiều cơ hội được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách dành cho trẻ em.
Từ những thách thức trên, để quyền tham gia của trẻ em ngày càng được thực hiện tốt hơn, các bạn nhỏ tham dự diễn đàn đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành một số khuyến nghị cần được xem xét, đáp ứng và phản hồi trong thời gian tới.
Trước hết, ở gia đình, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia, từ đó đặt mình vào vị trí của trẻ để trở thành người bạn thân thấu hiểu mong muốn của trẻ. Chính quyền cần tổ chức truyền thông, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cha, mẹ về quyền trẻ em; tổ chức nhiều hoạt động như hội thi, tọa đàm, câu lạc bộ, các chương trình giáo dục làm cha mẹ dành cho gia đình.
Ở nhà trường, các em mong muốn các thầy cô giáo tạo điều kiện và hỗ trợ để trẻ em có thể giao lưu, kết bạn và hòa đồng với nhau; tạo mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa giáo viên và học sinh để giáo viên thấu hiểu, lắng nghe và giải quyết các vấn đề mà học sinh gặp phải. Nhà trường cần tạo cơ hội để học sinh bày tỏ mong muốn, nguyện vọng về phương pháp giảng dạy; thầy cô giáo cũng cần có trách nhiệm lắng nghe và phản hồi ý kiến của học sinh.
Ở cộng đồng, các em mong muốn đổi mới truyền thông về quyền trẻ em cho toàn cộng đồng; có nhiều hơn các bộ phim hoạt hình, truyện tranh sinh động để trẻ em hứng thú tìm hiểu về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia thường xuyên hơn vào các hoạt động tại làng, xóm, khu dân cư; cải thiện hệ thống giao thông đi lại ở vùng sâu, vùng xa để trẻ em có điều kiện đến trường an toàn.
Trong xây dựng luật pháp, chính sách, các em mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để giảm tải chương trình lý thuyết trên lớp, tăng cường giờ học ngoại khóa và dạy kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi để trẻ em có thể phát triển toàn diện. Các quy định pháp luật về quyền tham gia của trẻ em cần được thể hiện cụ thể hơn nữa; có biện pháp hướng dẫn, xử lý những hành vi cản trở trẻ em thực hiện quyền tham gia của mình. Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia giám sát hoạt động của các điểm vui chơi giải trí công cộng./.
Malaysia sẽ tổ chức Hội nghị AIPA vào đầu tháng 9-2015  (08/08/2015)
Làn sóng trẻ em một mình vượt biển di cư sang châu Âu  (08/08/2015)
Ấn Độ chia sẻ quan ngại với ASEAN trước hành động của Trung Quốc  (08/08/2015)
Angola muốn Việt Nam hỗ trợ bảo đảm an ninh lương thực  (08/08/2015)
Thúc đẩy triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu, thiết thực và có hiệu quả.  (07/08/2015)
Quan tâm, chú trọng bảo vệ người tố giác hành vi tham nhũng  (07/08/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển