Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 07-8-2015, Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam đã tiến hành ngày làm việc đầu tiên. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đại hội là sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của Hội Nhà báo Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, gồm những nhà báo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện, cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác của Hội.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cho biết: Đại hội sẽ đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam; kiểm điểm đánh giá việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về công tác báo chí nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa IX, về “Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kì mới”; 8 năm thực hiện Thông báo kết luận số 221-TB/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về “Tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng và hiệu quả họat động của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam”.
Trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Viêt Nam Hà Minh Huệ khẳng định 5 năm qua là chặng đường phát triển mạnh mẽ của báo chí, của tổ chức Hội với nhiều hoạt động và thành tựu quan trọng, thưc hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội IX nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Đó là báo chí và đội ngũ người làm báo phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính đến tháng 12-2014, cả nước có 845 cơ quan báo chí, gồm 199 báo in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương) và 646 tạp chí (513 tạp chí trung ương, 133 tạp chí địa phương); 1 hãng thông tấn quốc gia; 2 đài phát thanh - truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình của ngành, 64 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố, trên 600 đài cấp huyện, hàng ngàn trạm truyền thanh cấp xã; có 98 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang thông tin điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp,… Nhiều cơ quan báo chí đã hội tụ nhiều loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình). Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng rộng khắp lãnh thổ cả nước, qua vệ tinh đến nhiều khu vực ở ngoài nước,…
Báo chí phát triển mạnh mẽ về quy mô, loại hình, công nghệ và có những bước tiến quan trọng về chất lượng, nội dung, hình thức và hiệu quả thông tin; tạo dựng mô hình hoạt động đa phương tiện, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và tự chủ về tài chính.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX
Báo chí đi đầu trong tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại, đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của của các thế lực thù địch. Ngoài ra, báo chí cũng là một trong những lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được báo chí góp phần đưa ra ánh sáng.
Bên cạnh đó, đội ngũ người làm báo phát triển mạnh, trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp không ngừng được nâng cao. Đến nay, cả nước có gần 40.000 người làm việc trong lĩnh vực báo chí (năm 2005 là 25.000 người), trong đó khoảng 18.000 nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề. Hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia viết bài, sản xuất chương trình,… Hầu hết các nhà báo có bản lĩnh chính trị, đao đức nghề nghiệp, hành nghề trung thực, tuân thủ pháp luật và Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Hoạt động của Hội có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu, phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; vai trò, vị trí, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội ngày càng được nâng cao, có sức lan tỏa trong đời sống xã hội.
Theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX , 5 năm tới là thời kỳ đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển quan trọng mang tính bước ngoặt, hướng tới mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Báo chí cũng hoạt động hướng theo mục tiêu đó. Về phương hướng hoạt động và nhiệm vụ công tác của Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hội Nhà báo Việt Nam đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm và 8 giải pháp quan trọng.
Buổi chiều, Đại hội họp tổ giới thiệu người vào Ban Chấp hành khóa mới, tham gia thảo luận dự thảo các văn kiện./.
"Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan có tầm quan trọng đặc biệt"  (07/08/2015)
Việt Nam và Bangladesh tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt  (07/08/2015)
Các bộ trưởng ASEAN đạt sự nhất trí cao về vấn đề Biển Đông  (07/08/2015)
Triển lãm tư liệu và hiện vật về Hoàng Sa và Trường Sa  (07/08/2015)
Bộ Ngoại giao tổ chức trọng thể Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội  (07/08/2015)
Việt Nam tích cực vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết và phát triển  (06/08/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam