Nhật Bản bàn nhiều vấn đề nóng với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, hai bên đã nhất trí hợp tác giải quyết các vấn đề hàng hải, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông và Tokyo cũng như Washington đã bày tỏ quan ngại về các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này thông qua hoạt động xây dựng đảo nhân tạo.
Bên cạnh đó, hai ngoại trưởng cũng nhất trí giải quyết thỏa đáng vấn đề trang mạng WikiLeaks tiết lộ Mỹ từng do thám chính phủ và các công ty Nhật Bản, cũng như tiếp tục hợp tác nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, việc các công dân của Nhật Bản bị bắt cóc trong quá khứ và việc sớm đi đến một thoả thuận cuối cùng về sáng kiến thương mại tự do vành đai Thái Bình Dương.
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se, hai ngoại trưởng nhất trí phối hợp nhằm tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong “thời gian thích hợp”. Kể từ khi Thủ tướng Abe nhậm chức hồi năm 2012 và Tổng thống Park Geun-hye nhậm chức năm 2013, đến nay hai nhà lãnh đạo vẫn chưa có cuộc hội đàm chính thức nào.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Kishida và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến đưa ra một tuyên bố vào ngày 14-8 tới nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện Bắc Kinh đang chờ đợi xem trong tuyên bố này Thủ tướng Abe có đưa ra những lời xin lỗi về hành động xâm lược của Nhật Bản trong chiến tranh như các chính phủ tiền nhiệm hay không. Ngoài ra, quan hệ hai bên cũng căng thẳng liên quan đến tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản đã có cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Ri Su Yong - cuộc tiếp xúc cấp cao hiếm hoi giữa hai nước không có quan hệ ngoại giao này.
Tại cuộc gặp, ông Kishida hối thúc phía Triều Tiên bảo đảm thực hiện một thỏa thuận song phương năm 2014, theo đó Bình Nhưỡng đồng ý điều tra lại số phận các công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, đổi lại, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của nước này đối với Triều Tiên.
Theo thỏa thuận, tháng 7-2014, Triều Tiên đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về số phận những công dân Nhật Bản bị bắt cóc và hiện Tokyo đang hối thúc Bình Nhưỡng cho biết kết quả cuộc điều tra này. Tuy nhiên, hồi tháng trước, Triều Tiên nói rằng cần có thêm thời gian để hoàn tất cuộc điều tra./.
Thúc đẩy sáng tạo trong công tác tham mưu, phục vụ Quốc hội  (06/08/2015)
Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về việc xây Tượng đài Bác Hồ ở Sơn La  (06/08/2015)
Đề nghị Myanmar sớm cấp phép ngân hàng Việt Nam mở chi nhánh  (06/08/2015)
Bí thư Đảng Cộng sản Cuba gửi điện thăm hỏi thiệt hại tại Quảng Ninh  (06/08/2015)
Họp báo Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam (nhiệm kỳ 2015 - 2020)  (06/08/2015)
Truyền thống hào hùng, chiến thắng vẻ vang  (06/08/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên