Chủ tịch nước kiểm tra khắc phục hậu quả lũ lụt tại Quảng Ninh
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Bắc, ngày 04-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại Quảng Ninh, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trong trận lũ lịch sử vừa qua.
Báo cáo Chủ tịch nước cùng đoàn công tác, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 25-7 đến 03-8-2015 là trận mưa lịch sử có lượng mưa lớn nhất trong 40 năm qua. Có nơi như phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả lên tới 1.400 mm. Cường độ mưa lớn và kéo dài đã gây ngập lụt tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và các huyện Vân Đồn, Cô Tô; giao thông bị tê liệt hoàn toàn. Nhiều khu dân cư ngập sâu từ 1-2 mét.
Đặc biệt, xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, có một làng gồm 27 hộ ngập sâu từ 11-12 mét, toàn bộ hệ thống giao thông kéo dài 7 km bị phá hủy hoàn toàn. Các trận lũ lớn tại các huyện miền Đông của tỉnh đã gây chia cắt và cô lập hoàn toàn một số thị trấn và xã vùng cao của các địa phương: Ba Chẽ, Tràng Lương, thị xã Đông Triều, Vàng Danh, Phương Nam, Yên Thanh, thành phố Uông Bí.
Tính đến ngày 04-8, đã có 17 người chết, 30 người bị thương, 339 nhà sập đổ sập hoàn toàn, gần 9.000 ngôi nhà ngập lụt, thiệt hại khoảng 4.000 ha hoa màu và 1.200 ha nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ khai trường trong các mỏ lộ thiên đều bị ngập, sạt lở nhiều. Một số mỏ hầm lò bị ngập, tê liệt sản xuất, trong đó thiệt hại lớn nhất là mỏ Mông Dương, Quang Hanh. 40-80% công nhân của các đơn vị phải nghỉ việc. Ước tính thiệt hại trên địa bàn Quảng Ninh đến thời điểm này khoảng trên 2.700 tỷ đồng.
Về công tác khắc phục, tỉnh Quảng Ninh đã di dời đến nơi an toàn 2.187 hộ dân; di chuyển an toàn 3.691 khách du lịch mắc kẹt tại huyện đảo Cô Tô. Tỉnh đã trích ngân sách 15 tỷ đồng hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn... đồng thời khẩn trương khắc phục các sự cố giao thông, cấp nước sinh hoạt, điện lưới... cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ dân chịu thiệt hại.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ ngành than 5 tỷ đồng để bổ sung vào Quỹ ổn định đời sống của Tập đoàn nhằm hỗ trợ 3 vạn công nhân trong thời gian tạm nghỉ việc.
Chia sẻ với những thiệt hại về người và tài sản của tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước hoan nghênh các hoạt động ứng phó kịp thời của địa phương, sự chung tay góp sức của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh lân cận giúp giảm nhẹ hậu quả thiên tai.
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Quảng Ninh, ngành than dồn sức tập trung thực hiện khẩn trương những công việc ứng cứu người dân; bảo đảm sớm ổn định cuộc sống và duy trì sản xuất. Nhấn mạnh vai trò trọng yếu của Quảng Ninh với cả nước, đặc biệt là cung ứng than cho đời sống sản xuất, Chủ tịch nước đề nghị trong trường hợp khẩn thiết, tỉnh và ngành than phải bố trí được nguồn tài lực đủ để giúp những vùng thiệt hại khôi phục lại hạ tầng, ổn định cuộc sống.
Chủ tịch nước nêu rõ những tác hại của thiên tai, biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp và khắc nghiệt. Qua đợt lũ lụt vừa qua, công tác phòng, chống thiên tai tại Quảng Ninh đã bộc lộ một số nhược điểm cần khảo sát làm rõ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích. Đó là hệ thống thoát nước từ đất liền ra biển cần bảo đảm thông suốt, để không xảy ra ngập úng.
Với những vị trí khiếm khuyết, bất cập, tỉnh cần có kế hoạch xây dựng những công trình bổ sung để khắc phục, hoàn thiện. Việc xây dựng công trình tái định cư, công trường khai thác lộ thiên, đặc biệt là quy hoạch các bãi xỉ than cần tính toán đến những tác động của thiên tai; không để xảy ra thêm thiệt hại về người.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng các bộ, ngành đã vận động các tập thể, cá nhân có nhiều hình thức ủng hộ đồng bào bị thiệt hại.
Chủ tịch nước đã kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại Công ty Than Núi Béo (thành phố Hạ Long) và Công ty Than Mông Dương (thành phố Cẩm Phả). Tại hai đơn vị, công trường khai thác than bị ngập nước toàn bộ, hoạt động sản xuất đình trệ có nguy cơ kéo dài.
Lãnh đạo Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và hai Công ty đang tập trung chỉ đạo các lực lượng tìm mọi cách khắc phục, đồng thời chi viện phương tiện máy móc cứu trợ lẫn nhau, đưa hoạt động công ty trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, thăm và trao quà cho ông Cao Văn Vỹ, là đại diện gia đình chịu thiệt hại nặng nhất tại Quảng Ninh; thăm hỏi và động viên các gia đình bị mất nhà cửa, đang sống trong khu tái định cư tại thành phố Cẩm Phả. Chủ tịch nước đề nghị các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện để người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định trở lại cuộc sống./.
Hội nghị Đảng bộ tại Nga góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội XII  (04/08/2015)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48  (04/08/2015)
Phó Chủ tịch nước gặp mặt gương điển hình tiên tiến ngành Công an  (04/08/2015)
Bảo đảm giữ vững sự ổn định về chính trị ở vùng Tây Bắc  (04/08/2015)
Bộ Chính trị họp về chuẩn bị Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương  (04/08/2015)
Từ 15 giờ ngày 04-8: giảm giá xăng RON 92 và xăng E5  (04/08/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển