Hội nghị giao ban 3 Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Thường trực các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Quân khu 9,… và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ.
Đề cập những nhiệm vụ mà 3 Ban Chỉ đạo và cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải chú trọng đến công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là người dân ở khu vực biên giới, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp ủy, chính quyền. Song song với việc chăm lo đời sống người dân, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới gắn với việc ổn định đời sống và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Trong thời gian tới, các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương trong phòng chống các loại tội phạm ma túy, buôn bán người, buôn lậu qua biên giới; tăng cường xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại biên giới.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, khẳng định: Song song với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, thời gian tới các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh biên giới, đối ngoại biên giới nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, ổn định chính trị để xây dựng và phát triển đất nước.
Hội nghị đã thống nhất đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 Ban Chỉ đạo cần tập trung thực hiện trong thời gian là:
- Các Ban Chỉ đạo tiếp tục phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh trên các lĩnh vực để tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ biện pháp giải quyết; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, nắm bắt tình hình, chủ động đề ra những giải pháp hợp lý, kịp thời, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện lễ hội diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
- Triển khai xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh - quốc phòng, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, các vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc, nông dân, công nhân và bảo đảm an ninh - quốc phòng trên tuyến biên giới.
- Tăng cường công tác đối ngoại nhà nước và ngoại giao nhân dân với các nước lân cận, đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng - an ninh trên tuyến biên giới; phối hợp thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường dân sinh gắn với xây dựng cụm tuyến dân cư trên tuyến biên giới; đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế kết hợp với an ninh - quốc phòng vùng biên giới.
- Tiếp tục đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan Thường trực 3 Ban Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả hơn cơ quan Thường trực 3 Ban Chỉ đạo với thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các tỉnh thành trong vùng, các lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt lãnh đạo 3 Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, biểu dương những kết quả đã đạt được trong hoạt động của 3 Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thời gian qua. Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị 3 Ban Chỉ đạo tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh trên từng địa bàn, từng địa phương với mục tiêu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 Ban Chỉ đạo với các lực lượng, cơ quan chức năng trung ương và địa phương, nắm chắc tình hình an ninh biên giới, an ninh đối ngoại có ảnh hưởng đến tình hình quốc phòng - an ninh, từ đó có phương án xử lý tại chỗ, báo cáo kịp thời với Trung ương để giải quyết, xử lý khéo léo, không để xảy ra tình hình xấu, bất lợi, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng.
Chủ động đề xuất với Chính phủ, Trung ương có giải pháp tăng cường sản xuất, bảo đảm đời sống cho người dân, đặc biệt là người dân khu vực biên giới; tạo điều kiện ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội lâu dài tại địa phương; trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo, dân tộc, xóa đói, giảm nghèo bền vững, ổn định nơi cư trú cho người dân,…
Tăng cường, mở rộng công tác đối ngoại, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng - an ninh; thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới, cắm mốc biên giới đất liền, công tác bảo vệ an ninh biên giới; đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các tổ chức phản động đứng chân trên địa bàn giáp biên.
Tăng cường công tác quản lý biên giới và các cửa khẩu; các lực lượng chức năng phối hợp với các địa phương vừa tăng cường quản lý an ninh biên giới vừa góp phần chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế,…
Phối kết hợp chặt chẽ giữa các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ với các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương để kịp thời có các giải pháp xử lý phù hợp những vấn đề phát sinh trên địa bàn.
Phối kết hợp giữa 3 Ban Chỉ đạo để thực hiện tốt việc thông tin kịp thời về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đó cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị với trung ương, với các địa phương trong vùng biện pháp xử lý những tình huống phát sinh cũng như những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cho cả 3 vùng./.
Thủ tướng Lào đánh giá cao hợp tác nông - lâm nghiệp với Việt Nam  (22/07/2015)
Nửa đầu năm 2015 là thời gian nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ  (22/07/2015)
Việt Nam - Anh tăng cường hợp tác trong ứng phó biến đổi khí hậu  (22/07/2015)
Đại hội Đảng bộ cơ quan Tổng cục Chính trị lần thứ XVIII  (21/07/2015)
Bộ Công an tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng  (21/07/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay