"Hoa Kỳ đã tôn trọng đầy đủ thể chế chính trị của Việt Nam"
Sau đây là nội dung bài viết:
Ít có quốc gia nào đã làm thay đổi mối quan hệ sâu sắc trong một khoảng thời gian ngắn như Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuần này, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục đánh một dấu mốc mới trong quan hệ giữa hai nước.
Trong 20 năm qua, hai nước đã tiến từ cấm vận đến quan hệ ngoại giao đầy đủ hơn, ký kết hiệp định thương mại song phương và thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Nay chuyến thăm của Tổng Bí thư theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với thể chế chính trị của Việt Nam.
Chắc chắn là, hệ thống chính trị Việt Nam không phản chiếu hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, nhưng bằng những cách quan trọng, chúng ta đang tìm cách đi cùng hướng, kinh tế thị trường, luật lệ mạnh mẽ hơn để bảo vệ các nhà đầu tư, và hòa bình và ổn định trong các vấn đề quốc tế. Các đối tác mạnh - những người bạn tốt - không nhất thiết phải là những người tương đồng nhất, mà là những người có thể chấp nhận lẫn nhau và có đối thoại thẳng thắn về những khác biệt của mình.
Tuy nhiên, các khác biệt đó không phải là cốt lõi. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Thời khắc lịch sử đó lẽ ra có thể đã là khởi đầu cho một mối quan hệ tích cực với Hoa Kỳ.
Nhưng thực tế, lịch sử đã đi theo một con đường khác. Nửa thế kỷ sau, với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai,” hai nước đang trở lại hành động theo tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: hai dân tộc, độc lập, hợp tác với tư cách là đối tác của nhau khi có lợi ích tương đồng.
Lĩnh vực lợi ích chung thực chất nhất là kinh tế. Từ chỗ thực tế không có trao đổi cho tới tận giữa những năm 1990, thương mại đã tăng trưởng đạt tới những mức độ ấn tượng, từ 451 triệu USD năm 1995 lên khoảng 35 tỷ USD vào năm 2014.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ hưởng lợi từ nhiều sản phẩm được sản xuất hiệu quả và giá rẻ tại Việt Nam. Trái ngược với các giả định thông thường, điều này không gây phương hại tới thị trường việc làm Hoa Kỳ; nó chỉ thay thế một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước châu Á khác.
Đổi lại, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua các sản phẩm do Hoa Kỳ sản xuất. Các loại điện thoại Hoa Kỳ nằm trong túi hàng triệu người Việt Nam và hãng Boeing bán máy bay cho rất nhiều hãng hàng không. Rõ ràng quan hệ thương mại của hai nước không phải là cuộc chơi có tổng bằng không. Hai bên đều có lợi.
Dĩ nhiên, quan hệ giữa hai nước không chỉ có làm ăn kinh doanh. Hợp tác an ninh đã và đang cải thiện và Chính quyền Tổng thống Obama đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ mục tiêu an ninh chung là hòa bình và ổn định tại khu vực.
Cả hai chính phủ đặt niềm tin vào việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua đàm phán, trên cơ sở luật pháp quốc tế, và tôn trọng tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Kết quả là, chúng ta là những đối tác tự nhiên khi nói tới việc cùng thúc đẩy ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tô đậm những thành tựu quan hệ trong thời gian qua, nhưng quan trọng hơn, chuyến thăm sẽ là dấu mốc góp phần mở ra những thay đổi tích cực hơn.
Cho dù có hay chưa có thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, chúng tôi vẫn chào đón nhiều khoản đầu tư của Hoa Kỳ hơn nữa. Chúng tôi muốn Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, bởi lẽ các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng tham gia vào các lĩnh vực đại diện cho tương lai: dịch vụ kinh doanh và công nghệ. Việt Nam là thị trường đầy háo hức cho các lĩnh vực này trong thế kỷ XXI.
Washington đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Nền kinh tế của chúng tôi không kém cởi mở hơn một số quốc gia châu Âu, và đối với những lĩnh vực chúng tôi vẫn còn vấn đề, chúng tôi vẫn đang làm việc nỗ lực để có được những cải cách cần thiết.
Và rồi có những vấn đề mang tính nhân đạo. Việt Nam đang rất tích cực trong việc hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong các nỗ lực tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, và nhiều nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ ngày nay nằm trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong quan hệ hai nước.
Nhưng có một thực tế là nhiều người Việt Nam vẫn đang phải hứng chịu những ảnh hưởng kéo dài của chất độc da cam, bom mìn sau chiến tranh. Đối với Việt Nam, cả người dân và chính phủ, các cử chỉ có trách nhiệm của phía Hoa Kỳ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh sẽ gia tăng quan hệ trong tương lai.
Không nghi ngờ rằng Hà Nội và Washington sẽ không đột ngột chấp nhận hoàn toàn quan điểm của nhau về một số vấn đề. Nhưng với việc mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, chức danh tương đương không có trong hệ thống quản trị Hoa Kỳ, Washington cuối cùng đã thể hiện tôn trọng đầy đủ hơn thể chế chính trị của Việt Nam.
Chúng tôi mong chờ ở Hoa Kỳ nhiều điều như hợp tác về giáo dục, khoa học và công nghệ, đầu tư, thị trường, y tế, văn hóa và nhiều ý tưởng của các bạn. Miễn là chúng ta tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, chân thành đối thoại, quan hệ của chúng ta chắc chắn tiếp tục phát triển."./.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự một số cơ quan  (05/07/2015)
Kết thúc kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015  (05/07/2015)
Sinh viên Việt Nam tại Nga hội thảo về tình hình Biển Đông  (05/07/2015)
Tổng Bí thư thăm chính thức Hoa Kỳ: Chuyến thăm lịch sử  (05/07/2015)
Báo giới Mỹ kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (05/07/2015)
Báo giới Mỹ kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (05/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên