Việt Nam đang xác minh và bảo hộ công dân ở Brunei và Anh
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết biện pháp của Việt Nam để bảo vệ quyền công dân liên quan đến vụ việc 33 ngư dân Việt Nam bị Brunei bắt giữ và dự kiến đưa ra xét xử, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin thông báo từ phía Brunei về việc đang giữ tàu cá của Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 95924TS cùng với 33 ngư dân.
Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã cử cán bộ đến xác minh thông tin, thăm hỏi và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với 33 ngư dân của Việt Nam.
Theo Đại sứ quán của Việt Nam tại Brunei, hiện nay tình hình sức khỏe của 33 ngư dân vẫn ổn định và Đại sứ quán cũng đã thông báo tình hình này đến các thân nhân của các ngư dân.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei cũng đang làm việc và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Brunei để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngư dân.
Trước thông tin tờ báo The Guardian (Anh) phản ánh 3.000 trẻ em Việt Nam bị bắt sang Anh trồng cần sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, về vấn đề này, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Anh đang làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh rõ thông tin mà báo The Guardian nêu.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định thêm rằng, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật của Vương Quốc Anh, cũng như của nhiều nước khác trong việc phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, nhất là tội phạm buôn bán người.
Việt Nam cũng có những thỏa thuận song phương với Vương Quốc Anh, cũng như nhiều nước khác về việc nhận trở lại người nhập cư bất hợp pháp vào Anh cũng như ở các nước khác, phù hợp với luật pháp cũng như thông lệ quốc tế.
Đối với các trường hợp liên quan đến công dân của Việt Nam gặp khó khăn ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài luôn kịp thời xác minh thông tin và triển khai các biện pháp để bảo hộ công dân, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam khi gặp khó khăn ở nước ngoài./.
Myanmar coi trọng hợp tác truyền thống nhiều mặt với Việt Nam  (28/05/2015)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi EU ưu tiên cứu người di cư trên biển  (28/05/2015)
Việt Nam tích cực góp sức đưa ASEAN sang giai đoạn phát triển mới  (28/05/2015)
Bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha  (28/05/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên