Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là về tiêu thụ nông sản
Mở đầu họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông báo khái quát về nội dung phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 27-5 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phiên họp Chính phủ diễn ra giữa lúc Quốc hội đang họp và nhiều nội dung của phiên họp Chính phủ lần này cũng rất được Quốc hội quan tâm. Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và một số báo cáo quan trọng khác.
Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực. Chỉ số CPI tháng 5 tăng 0,16%, 5 tháng tăng 0,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, 5 tháng tăng 9,2%. Tín dụng đối với nền kinh tế đến 20-5 tăng 4,26%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 4,95 tỷ USD, tăng 7,6%; vốn ODA giải ngân đạt 749 triệu USD, tăng 11,8%. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tăng, số ngừng hoạt động hoặc giải thể giảm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định tất cả các trạm thu phí trên cả nước đều được đặt đúng theo quy định của Thông tư số 159 của Bộ Tài chính.
Chính phủ cũng tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các hạn chế, khó khăn nổi lên thời gian qua, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản, phát triển du lịch.
Sản xuất nông nghiệp đầu năm gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước; hạn hán diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, nhất là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (chưa từng xảy ra trong 20 năm qua); tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khó khăn, nhất là gạo, cao su, trái cây, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Xuất khẩu của khu vực trong nước giảm 2,7%; khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2014...
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực trên hầu hết lĩnh vực. Trong thời gian tới, cần thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, kiên trì các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Cần theo dõi sát diễn biến lạm phát, giá dầu và biến động kinh tế thế giới để có điều chỉnh chính sách phù hợp, kịp thời. Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó, triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm sự phục hồi vững chắc của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Về tình hình hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát, triển khai kịp thời các phương án bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là về tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại; nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu suy giảm của khu vực kinh tế trong nước để kịp thời có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực đẩy mạnh phát triển du lịch - một ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Chính phủ đã thảo luận, nhất trí với các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và phát triển ngành du lịch Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình như tạo thuận lợi trong cấp thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam; thành lập Quỹ phát triển du lịch.
Tiếp đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo về các giải pháp của Bộ Công Thương thúc đẩy xuất khẩu nông sản; kinh phí nghiên cứu khoa học phân bổ cho Bộ Khoa học và Công nghệ và tổ chức hội nghị đối thoại về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học; việc Trung Quốc tiếp tục tôn tạo, thay đổi hiện trạng các khu vực chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và phản ứng của Chính phủ Việt Nam; giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển du lịch; vấn đề quy hoạch các trạm thu phí,…
Về câu hỏi vì sao vẫn chưa có quy hoạch hệ thống các trạm thu phí và bình luận về thông tin một số trạm thu phí đặt sai vị trí như một số tờ báo đã nêu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định tất cả các trạm thu phí trên cả nước đều được đặt đúng theo quy định của Thông tư số 159 của Bộ Tài chính. Trên thực tế, có trường hợp các trạm thu phí đặt ở vị trí cách nhau dưới 70km nhưng đều có sự thỏa thuận với Bộ Tài chính và UBND các địa phương./.
Việt Nam mong muốn Quốc hội Hoa Kỳ sớm phê chuẩn Hiệp định TPP  (27/05/2015)
Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam  (27/05/2015)
Trao Giải thưởng về thông tin đối ngoại  (27/05/2015)
Việt Nam tổ chức diễn đàn kinh doanh lương thực, nông nghiệp ASEAN  (27/05/2015)
Tạo mọi điều kiện để các Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ  (27/05/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt các gương điển hình phụ nữ quân đội  (27/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay