Công bố Dự án xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam
22:18, ngày 23-05-2015
Chiều 23-5-2015, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; công bố Dự án xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon; cùng đại diện Liên hợp quốc, Đại sứ quán, Tùy viên Quốc phòng các nước tại Việt Nam và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương dự Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tiếp nối đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2008-2009, việc Việt Nam chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy cũng như kết quả quá trình chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết để khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế; sẵn sàng cùng các nước tham gia gánh vác sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Một năm tuy không dài nhưng là bước khởi đầu hết sức quan trọng, giúp Việt Nam đúc kết kinh nghiệm nhằm tăng cường tham gia tích cực hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của Liên hợp quốc 70 năm qua trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột, góp phần tích cực vào việc duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế; trong đó có việc triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới.
Thành công đó gắn liền với việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc; tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động gìn giữ hòa bình là phải có sự nhất trí của các bên liên quan, vô tư, không thiên vị, chỉ sử dụng vũ lực để phòng vệ; là biện pháp cuối cùng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những mục tiêu, nguyên tắc này và sẵn sàng đóng góp tích cực hơn cho các mục tiêu đó.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là một nhiệm vụ khó khăn nhưng hết sức cao cả. Các sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam sẽ là những sứ giả hòa bình của Việt Nam ra với thế giới, đến với nhân dân các nước đang khát khao được sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đóng góp cho hòa bình, an ninh quốc tế cũng sẽ góp phần quan trọng cho bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ có thêm những người bạn và các sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của ngài Tổng Thư ký và các cơ quan Liên hợp quốc, các nước bạn bè trong gia đình Liên hợp quốc dành cho Việt Nam thời gian qua; đồng thời đề nghị ngài Tổng Thư ký tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều và hiệu quả hơn nữa vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Phó Thủ tướng tin tưởng, Việt Nam và Liên hợp quốc sẽ là đối tác tin cậy, cùng hợp tác góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát biểu đánh giá cao vai trò Việt Nam nói chung và các sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trong việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, dù phải làm việc trong điều kiện khó khăn nhưng các nhân viên Việt Nam luôn hài lòng và hạnh phúc vì đã giúp đỡ được những người dân nghèo khổ, đói khát tại nước tham gia làm nhiệm vụ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon mong muốn Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam tiếp tục đào tạo được nhiều sỹ quan có năng lực và nhiệt tình tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, để tạo nên một thế giới hòa bình.
Triển khai Đề án Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 27-5-2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) đã được thành lập.
Sau 1 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã cử hai sỹ quan Quân đội nhân dân đầu tiên đi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Nam Sudan, đánh dấu Việt Nam chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đồng thời cử 3 cán bộ đi làm nhiệm vụ sỹ quan tham mưu quân sự tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.
Bước đầu, các cán bộ của Trung tâm đã được Liên hợp quốc, lãnh đạo các Phái bộ ở địa bàn đánh giá cao về ý thức trách nhiệm, khả năng và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm đã làm tốt công tác huấn luyện tiền triển khai cho các cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ; cử nhiều lượt cán bộ tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, chuyên đề, hội nghị về gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Trung tâm đã phối hợp với tổ chức huấn luyện chuyên môn quân y và công binh cho lực lượng tham gia Bệnh viện dã chiến cấp 2 và Đội Công binh; tham gia huấn luyện chuyên môn lớp tiếng Anh gìn giữ hòa bình tại Bệnh viện 175, Hội đồng Anh, Đoàn 871.
Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị văn bản và hoàn tất thủ tục ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với một số đối tác như Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc về gìn giữ hòa bình; Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình với Bộ Quốc phòng Australia…
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đây mạnh triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các Phái bộ theo đúng lộ trình.
Trung tâm cũng sẽ tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt cho việc triển khai thêm các suất cá nhân, Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh theo kế hoạch khi Liên hợp quốc có yêu cầu…
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã công bố Dự án xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 7ha tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Với tổng mức đầu tư trên 215 tỷ đồng, dự án tập trung xây dựng khu nhà điều hành; các khu nhà giảng đường, khu huấn luyện; khu đón tiếp khách quốc tế, công trình nhà ở cho cán bộ và học viên.
Tối cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Phu nhân rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyển thăm chính thức Việt Nam./.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tiếp nối đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2008-2009, việc Việt Nam chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy cũng như kết quả quá trình chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết để khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế; sẵn sàng cùng các nước tham gia gánh vác sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Một năm tuy không dài nhưng là bước khởi đầu hết sức quan trọng, giúp Việt Nam đúc kết kinh nghiệm nhằm tăng cường tham gia tích cực hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của Liên hợp quốc 70 năm qua trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột, góp phần tích cực vào việc duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế; trong đó có việc triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới.
Thành công đó gắn liền với việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc; tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động gìn giữ hòa bình là phải có sự nhất trí của các bên liên quan, vô tư, không thiên vị, chỉ sử dụng vũ lực để phòng vệ; là biện pháp cuối cùng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những mục tiêu, nguyên tắc này và sẵn sàng đóng góp tích cực hơn cho các mục tiêu đó.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là một nhiệm vụ khó khăn nhưng hết sức cao cả. Các sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam sẽ là những sứ giả hòa bình của Việt Nam ra với thế giới, đến với nhân dân các nước đang khát khao được sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đóng góp cho hòa bình, an ninh quốc tế cũng sẽ góp phần quan trọng cho bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ có thêm những người bạn và các sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của ngài Tổng Thư ký và các cơ quan Liên hợp quốc, các nước bạn bè trong gia đình Liên hợp quốc dành cho Việt Nam thời gian qua; đồng thời đề nghị ngài Tổng Thư ký tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều và hiệu quả hơn nữa vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Phó Thủ tướng tin tưởng, Việt Nam và Liên hợp quốc sẽ là đối tác tin cậy, cùng hợp tác góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và trên thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phát biểu đánh giá cao vai trò Việt Nam nói chung và các sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trong việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, dù phải làm việc trong điều kiện khó khăn nhưng các nhân viên Việt Nam luôn hài lòng và hạnh phúc vì đã giúp đỡ được những người dân nghèo khổ, đói khát tại nước tham gia làm nhiệm vụ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon mong muốn Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam tiếp tục đào tạo được nhiều sỹ quan có năng lực và nhiệt tình tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, để tạo nên một thế giới hòa bình.
Triển khai Đề án Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 27-5-2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) đã được thành lập.
Sau 1 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã cử hai sỹ quan Quân đội nhân dân đầu tiên đi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Nam Sudan, đánh dấu Việt Nam chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đồng thời cử 3 cán bộ đi làm nhiệm vụ sỹ quan tham mưu quân sự tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.
Bước đầu, các cán bộ của Trung tâm đã được Liên hợp quốc, lãnh đạo các Phái bộ ở địa bàn đánh giá cao về ý thức trách nhiệm, khả năng và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm đã làm tốt công tác huấn luyện tiền triển khai cho các cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ; cử nhiều lượt cán bộ tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, chuyên đề, hội nghị về gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Trung tâm đã phối hợp với tổ chức huấn luyện chuyên môn quân y và công binh cho lực lượng tham gia Bệnh viện dã chiến cấp 2 và Đội Công binh; tham gia huấn luyện chuyên môn lớp tiếng Anh gìn giữ hòa bình tại Bệnh viện 175, Hội đồng Anh, Đoàn 871.
Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị văn bản và hoàn tất thủ tục ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với một số đối tác như Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc về gìn giữ hòa bình; Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình với Bộ Quốc phòng Australia…
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đây mạnh triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các Phái bộ theo đúng lộ trình.
Trung tâm cũng sẽ tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt cho việc triển khai thêm các suất cá nhân, Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh theo kế hoạch khi Liên hợp quốc có yêu cầu…
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã công bố Dự án xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 7ha tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Với tổng mức đầu tư trên 215 tỷ đồng, dự án tập trung xây dựng khu nhà điều hành; các khu nhà giảng đường, khu huấn luyện; khu đón tiếp khách quốc tế, công trình nhà ở cho cán bộ và học viên.
Tối cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Phu nhân rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyển thăm chính thức Việt Nam./.
Việt Nam là nước tiên phong trong cải cách của Liên hợp quốc  (23/05/2015)
Thủ tướng dự lễ ký FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu  (23/05/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Phật đản  (23/05/2015)
Diễn đàn Vì hòa bình Hàn Quốc và Việt Nam lần thứ nhất  (23/05/2015)
Đại biểu Quốc hội muốn xử lý triệt để nợ đọng văn bản pháp luật  (23/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển